Thực tế phũ phàng trong nhà trường

Thực tế phũ phàng trong nhà trường
Bộ GD-ĐT nên có một số động thái tích cực ngay từ đầu năm 2013.

Thực tế phũ phàng trong nhà trường

> Nếu em là hiệu trưởng...
> Để đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Bộ GD-ĐT nên có một số động thái tích cực ngay từ đầu năm 2013.

Ảnh minh họa. Giadinh.net
Ảnh minh họa. Giadinh.net.

Ý tưởng của GS Nguyễn Ngọc Lanh về “Khai phóng một cuộc tranh luận rộng rãi để vạch ra đầy đủ triết lý lạc hậu đang chi phối giáo dục nước nhà; và tranh luận toàn quốc không cần kiêng dè để đi đến đồng thuận..." là mong ước của rất nhiều những người quan tâm đến giáo dục.

Từ lâu nay các nhà giáo được vinh danh là: “Kỹ sư tâm hồn”, “Anh hùng vô danh", “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức – tự học và sáng tạo"…. Thật ra họ chỉ là những người Việt cô đơn – người Việt trầm lặng. Làm việc tuân theo một chương trình lập sẵn đến từng phút thời gian khi đứng trên bục giảng.

Quy cách sư phạm kiểu tập trung và tập thể đã buộc mọi người đều nói như nhau – làm việc giống nhau theo mục đích yêu cầu soạn sẵn y hệt nhau. Mỗi người không cần sáng tạo và không nên sáng tạo vì sáng tạo sẽ trở nên lạc điệu.

Thực tế phũ phàng hiện nay là dù đã cố gắng rất nhiều trong việc triển khai thay đổi phương pháp giảng dạy nhưng hầu như không có hiệu quả. Vì lực lượng chủ yếu của trường học là thầy và trò, thì cả hai đối tượng đang gặp bế tắc do quan điểm giáo dục cổ điển và phương pháp học thụ động.

Không thể nào dựng một người bệnh ngồi dậy, lau mặt, mặc cho học cái áo mới thì họ khỏi bệnh và trở nên mới. Từ thực tế đó và lập đầu cầu cho giai đoạn cải tổ ồ ạt tiếp theo, Bộ GD-ĐT nên có một số động thái tích cực ngay từ đầu năm 2013.

Cụ thể: Chính thức chấp nhận việc có nhiều bộ sách giáo khoa trên cơ sở một chương trình chuẩn. Việc này sẽ tạo ra cơ hội cho học sinh tiếp cận với thầy cô giáo trực tiếp dạy mình, thông qua tài liệu do chính giáo viên biên soạn dưới sự quản lý của hiệu trưởng.

Với phương tiện in ấn hiện nay việc này hoàn toàn khả thi, người dạy sẽ mạnh dạn giới thiệu những sáng kiến tốt trong bài soạn của mình phù hợp đồi tượng học.

Tách việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT ra khỏi chương trình và nhiệm vụ năm học của các trường THPT. Khẳng định đó là việc của bộ phận Khảo thí & Kiểm định chất lượng. Các nhà trường tập trung vào việc đào tạo con người theo chuẩn xã hội, cung ứng sản phẩm cho toàn xã hội.

Thống nhất chủ trương cấp giấy chứng nhận: Đã hoàn tất bậc học phổ thông cho tất cả học sinh đã học hết lớp 12. Giấy này có giá trị của một chứng thư hành chính, cho phép công dân bổ sung vào thủ tục xin việc làm – đăng kí học Trung cấp nghề - dự thi tốt nghiệp THPT.

Được như vậy việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc, tạo tiền đề cơ sở để xét tuyển vào ĐH, CĐ sẽ không phải chịu nhiều áp lực về thành tích như hiện nay.

Tạ Quang Sum (Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo – TP Cam Ranh)

Theo VietNamNet

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG