Tình yêu, tình dục trong 'thời đại Kinh Thi'

Tình yêu, tình dục trong 'thời đại Kinh Thi'
Trước đây, người Trung Quốc cho rằng, thiếu nữ bắt đầu có kinh (nhiều nhất khoảng 15 – 16 tuổi) thì tình dục đã trưởng thành, đến tuổi lấy chồng, không nên giữ trong nhà. Lời tục nói: “Con gái lớn không nên giữ”. Mạnh Tử nhấn mạnh: “Trong không nữ oán trách, ngoài không nam buông thả”, tinh thần cơ bản của nó là hôn nhân đúng lúc, bởi ông cho rằng đó là nhu cầu của tự nhiên.

Tình yêu, tình dục trong 'thời đại Kinh Thi'

Trước đây, người Trung Quốc cho rằng, thiếu nữ bắt đầu có kinh (nhiều nhất khoảng 15 – 16 tuổi) thì tình dục đã trưởng thành, đến tuổi lấy chồng, không nên giữ trong nhà. Lời tục nói: “Con gái lớn không nên giữ”. Mạnh Tử nhấn mạnh: “Trong không nữ oán trách, ngoài không nam buông thả”, tinh thần cơ bản của nó là hôn nhân đúng lúc, bởi ông cho rằng đó là nhu cầu của tự nhiên.

Tình yêu, tình dục trong 'thời đại Kinh Thi' ảnh 1

Thời xưa, nữ 20 tuổi, nam 30 tuổi đã bị coi là gái ế trai già. Do vậy, trong “lễ” có thể gia ân ra ngoài luật, cho xử lý dễ dàng. “Lễ” và “pháp” của Trung Quốc cổ đại công hiệu như nhau, đều là chuẩn mực cho hành vi của con người trong xã hội. “Chu Lễ - địa quan” (quan địa phương) viết: “Vào tháng trọng xuân, nam nữ gặp nhau, lúc đó những người đi với nhau không cấm. Những người vô cớ đi với nhau mà không được phép thì bị phạt, như trai gái gặp nhau mà cha mẹ không biết”.

Đó là “vương lệnh” trong “thời đại Kinh Thi”, phàm trai đến 30 tuổi chưa vợ, gái 20 tuổi chưa chồng, thì được tự do hôn phối không cần mối lái, gọi là “bôn” (lao tới), hay “tư bôn” (lén gặp nhau), ai không làm thì bị phạt. Đây không chỉ là một kiểu linh động về mặt pháp luật mà còn là sự quan tâm đối với gái ế trai già. Đến độ tuổi này mà không kết hôn, cảm thấy lỗi đạo với tính người, vừa bỏ phí tuổi thanh xuân, cũng không hoàn thành nghĩa vụ nối tiếp dòng dõi, đồng thời tạo nên sự hỗn loạn nhất định về tình dục, không có lợi cho trật tự xã hội, không có lợi cho sự thống trị của vương quyền, chi bằng để cho gái già kết với trai già, dứt khoát được bao nhiêu điều lợi.

Đương nhiên, triều đại nhà Chu làm như vậy cũng liên quan đến tập tục truyền thống cổ đại. Tư tưởng của nhà nho thời kỳ đầu “trong không có nữ oán, ngoài không có nam buông thả”, “hôn nhân đúng lúc”, theo nhà nghiên cứu Trung Quốc Đàm Đại Chính, cũng nên xem là biểu hiện của việc thuận theo tự nhiên, thuận theo bản tính con người và kế thừa phong tục cổ.

Trong “Kinh Thi” do Khổng Tử biên soạn, “Quan quan thư cưu, tại hà chi châu, yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu” (quang quác chim cưu, ở giữa cồn cát, thục nữ yểu điệu, quân tử mong cầu), bài “Quan cưu” đầu tiên đã ca ngợi tình yêu trai gái. Rất nhiều bài thơ tình yêu mạnh dạn, mãnh liệt như vậy đã được Khổng Tử giữ lại truyền cho đời sau, qua đó có thể thấy thái độ cởi mở của các nhà Nho thời kỳ đầu đối với tình dục. Chỉ mãi đến các nhà Nho thời Tống hậu thế mới tự dối mình, dối người mà nói rằng, “Quan cưu” là bài thơ quân tử cầu hiền, theo họ, mọi tình yêu nam nữ đều đáng xấu hổ, không thể đề cập tới. Chỉ chứng tỏ tâm lý tình dục bình thường của họ đã bị cái “lý” lễ giáo phong kiến mà họ rêu rao, làm biến dạng!

Theo Đông Phương
Lao động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG