Tranh cãi gay gắt bài toán cô đúng hay trò sai

Tranh cãi gay gắt bài toán cô đúng hay trò sai
Giáo viên cho rằng cây gỗ 7m thì cần cưa 7 lần để ra 7 đoạn dài 1m, trong khi học sinh suy luận chỉ cần cưa 6 lần đã có được 7 đoạn như yêu cầu.

Giáo viên cho rằng cây gỗ 7m thì cần cưa 7 lần để ra 7 đoạn dài 1m, trong khi học sinh suy luận chỉ cần cưa 6 lần đã có được 7 đoạn như yêu cầu.

Bài giải phép tính nhân môn Toán gây nhiều tranh cãi. Ảnh: FB
Bài giải phép tính nhân môn Toán gây nhiều tranh cãi. Ảnh: FB.

Ảnh chụp mộ bài toán về phép tính nhân được đăng tải trên mạng xã hội đang gây nên cuộc tranh cãi gay gắt từ nhiều người xoay quanh cách giải của học sinh và đáp án của giáo viên.

Nội dung bài toán được đưa ra: Hai bác thợ cưa một cây gỗ dài 7m thành những đoạn dài 1m. Cứ 12 phút thì cưa xong một đoạn. Hỏi cưa cả cây gỗ đó hết bao lâu?

Bài giải của học sinh là 72 phút (12 nhân 6) khi suy luận chỉ cần cưa 6 lần. Tuy nhiên, đáp án của giáo viên chấm lại là 84 phút (12 nhân 7).

Ngay khi đăng tải, nội dung và cách giải của bài toán đã dấy nên cuộc tranh cãi từ cộng đồng mạng. Một số cho rằng học sinh đúng và giáo viên sai. Số khác lại cho rằng đáp án của giáo viên mới là chuẩn.

“6 lần cưa là xong là đúng rồi. Học sinh này rất thông minh. Tại sao đáp án lại là sai nhỉ”, Sky Trung thắc mắc.

Nguyễn Quang Cường cũng bình luận: “7 đoạn nhưng cưa 6 lần là hoàn thành nên 72 phút là đúng rồi”. Một số bạn thiết tha gửi lời nhắn nhủ tới giáo viên: “7 đoạn chỉ cần cưa 6 lần thôi cô giáo ạ” hay "cần xem xét lại bài toán cô giáo ơi".

Trong khi đó, Tiểu Mi lại có ý kiến: “Nếu 7 đoạn thì còn gọi là cái cây không? Ở đây là cái cây đang sống và cưa nó thành 7 đoạn các bạn ạ. Nên đáp án của giáo viên là đúng rồi”.

Tranh cãi từ cộng đồng mạng. Ảnh: Chụp từ màn hình
Tranh cãi từ cộng đồng mạng. Ảnh: Chụp từ màn hình.

Đáp trả, Đăng Khoa Nguyễn cho rằng: “Chẳng có cách nào nói là cô giáo đúng cả. Dù cho còn lại 1m cắm xuống đất, thì cây cũng đã chia ra 7 đoạn 1m rồi. Và số lần cưa cũng chỉ là 6 mà thôi".

Hùng Nguyễn cùng đồng tình: "Cây gỗ đã dài 7m chứng tỏ đã xác định được 2 đầu (2 điểm đo). Chẳng có lý gì mà bảo cây gỗ dài 7m khi nó được cắm xuống đất cả. Cô giáo chấm điểm thế này thì bó tay rồi”.

Tuấn Nguyên bình tĩnh nói: "Cách nào cũng có thể lý giải là đúng. Cô giáo có lời giải của cô nhưng bài làm của học sinh này cũng đâu có sai. Thiết nghĩ, nên khuyến khích học trò vì có cách nghĩ khác, sáng tạo hơn là theo kiểu rập khuôn".

Hiện tại, bài toán vẫn đang là đề tài được cộng đồng mạng đem ra mổ xẻ, tranh luận.

Theo Vnexpress

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.