Tránh tự kiêu và đi sau

Tránh tự kiêu và đi sau
TP - Tại buổi làm việc của Ban Bí thư T.Ư Đoàn với Thành Đoàn Hà Nội chiều qua, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh yêu cầu Thành Đoàn tránh sự tự kiêu, tách rời và đi sau các chương trình, phong trào chung của tuổi trẻ cả nước.

> Sân thơ trẻ - thành công nhờ Tổ quốc
> Thanh niên quê lúa xây dựng nông thôn mới

Hướng về cơ sở

Bí thư Thành Đoàn Hà Nội Nguyễn Thị Ngà cho biết, để thực hiện Nghị quyết ĐH Đoàn toàn quốc lần thứ X, Hà Nội xác định 2 khâu đột phá được thực hiện xuyên suốt nhiệm kỳ là nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn và Xây dựng nét đẹp trong văn hoá ứng xử, ý thức chấp hành pháp luật trong thanh niên Thủ đô với phương châm tập trung cho cơ sở, phát huy cơ sở.

 Thực tế khi triển khai các phong trào, chương trình hành động khoá IX, có nhiều nội dung Hà Nội đi sau, làm chậm, chất lượng yếu hơn so với các địa phương, chương trình chung do BCH T.Ư Đoàn ban hành. Điển hình có 2 chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam” và “Khi tôi 18”, Hà Nội thực hiện chậm nhất cả nước”. 

Thành Đoàn lập 19 tổ công tác theo dõi cơ sở do từng ủy viên Ban Thường vụ làm tổ trưởng nhằm nắm bắt tình hình, tham gia giải quyết khó khăn cho cơ sở; Dự sinh hoạt định kỳ với cơ sở; Gặp mặt định kỳ, đối thoại với bí thư Đoàn cơ sở và chi đoàn; Triển khai đồng bộ chương trình Điểm hẹn thanh niên từ cấp xã đến cấp thành phố để định hướng các trào lưu mới trong giới trẻ, nắm bắt, định hướng tư tưởng trong thanh niên...

Đó là mong muốn và quyết tâm của Thành Đoàn trong nhiệm kỳ mới. Tuy nhiên, việc thực hiện sinh hoạt chi đoàn và nâng cao chất lượng cơ sở Đoàn đang đặt ra nhiều thách thức. Bí thư Đoàn phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) cho biết, rất khó tổ chức sinh hoạt định kỳ từng chi đoàn nên tại phường tổ chức liên chi đoàn (5 chi đoàn) mà địa điểm sinh hoạt là quán cà phê hoặc trà chanh tại các điểm cụm dân cư...

 Các tế bào mạnh thì cơ thể khỏe mạnh nên không thể để xảy ra tình trạng hồng cầu ít hơn, chất lượng kém hơn bạch cầu. Như thế thì rất nguy cho cơ thể. Sắp tới, Thành uỷ tổ chức sơ kết Nghị quyết 25 của BCH T.Ư Đảng về công tác thanh niên sẽ kiểm tra sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng với tổ chức Đoàn. Tổ chức Đoàn ở đâu yếu cũng có trách nhiệm của cấp ủy Đảng cấp đó”.  

Là 1 trong 19 tổ công tác theo dõi cơ sở, anh Nguyễn Hải Minh, Bí thư Đoàn Thanh niên Đại học Quốc gia Hà Nội là tổ trưởng phụ trách huyện Thạch Thất cho biết: “Nếu muốn thu hút đoàn viên thanh niên, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn cần mang lại lợi ích thiết thực cho từng bạn trẻ. Ở một vài xã, cán bộ Đoàn mời cán bộ ngân hàng về hướng dẫn cách vay vốn, giải ngân và sử dụng vốn để khởi nghiệp; Tổ chức các buổi thảo luận chuyên đề kinh tế, y tế nâng cao sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần... thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia. Tuy nhiên, việc tổ chức như vậy không thường xuyên nên nhiều chi đoàn, đoàn cơ sở chỉ tổ chức sinh hoạt 2 - 3 buổi/năm”.

Để khắc phục tình trạng này, Bí thư Huyện Đoàn Sóc Sơn Nguyễn Hồng Hải đề xuất, Đoàn cần năng động, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho cấp cơ sở. Huyện Đoàn Sóc Sơn trang bị hệ thống máy tính nối mạng internet cho tất cả xã đoàn nên việc nắm bắt thông tin, triển khai công việc và sinh hoạt online được tổ chức thường xuyên, chất lượng Đoàn cơ sở từng bước được nâng lên...

Bắt "bệnh" và kê toa đặc trị

Liên quan việc tập hợp thanh niên và chất lượng cơ sở Đoàn của Thủ đô, Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Thị Hà nêu thực tế, trong thời gian vài năm qua, chị đã 3 lần tham dự lễ thành lập ở cùng một... cơ sở Đoàn. Việc thành lập, tan rã rồi tái lập diễn ra rất nhanh.

Chị Hà đề nghị: “Thành Đoàn cần nghiêm túc nhìn vào căn bệnh chất lượng cơ sở Đoàn để “bốc” thuốc đặc trị. Đây là việc rất khó đòi hỏi sự kiên trì, thay đổi để tạo hiệu quả từng bước. Không thể loay hoay với bài toán khảo sát mà chẳng mấy sẽ hết nhiệm kỳ, luân chuyển cán bộ rồi để mặc căn bệnh không thuốc chữa”.

Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh khuyến khích sự sáng tạo của Thành Đoàn trong một số phong trào và đặt hàng tuổi trẻ Thủ đô tìm kiếm giải pháp, mô hình nâng cao chất lượng Đoàn cơ sở.

Tuy nhiên, anh Vinh yêu cầu Thành Đoàn không vì tạo một lối đi riêng mà tự kiêu với chính mình. Thực tế khi triển khai các phong trào, chương trình hành động khoá IX, có nhiều nội dung Hà Nội đi sau, làm chậm, chất lượng yếu hơn so với các địa phương, chương trình chung do BCH T.Ư Đoàn ban hành.

Điển hình có 2 chương trình Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam và Khi tôi 18, Hà Nội thực hiện chậm nhất cả nước. “Thanh niên Thủ đô cần đi đầu trong các phong trào. Vì thế, yêu cầu Thành Đoàn Hà Nội nghiêm túc thực hiện các chủ trương chung của BCH T.Ư Đoàn ban hành, nhất quán trong chỉ đạo để hướng dẫn cơ sở thực hiện”, anh Vinh nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.