Vì sao xuất hiện những 'Bà Tưng'?

Vì sao xuất hiện những 'Bà Tưng'?
Theo TS. BS Cao Văn Tuân thì không phải bây giờ hiện tượng "Bà Tưng" mới xuất hiện, mà trên thực tế từ xa xưa đã có...

>Bà Tưng bất ngờ tung ảnh bikini nóng hổi

Vì sao xuất hiện những 'Bà Tưng'? ảnh 1

Hiện tượng kiểu “Bà Tưng” đã xuất hiện từ lâu!

Về hiện tượng “Bà Tưng” và những phản ứng nhiều chiều của xã hội xung quanh vấn đề này, TS.BS Cao Văn Tuân cho rằng, đây không phải là một hiện tượng mới. Trước đó, đã xuất hiện rất nhiều những hiện tượng tâm lý xã hội kiểu “Bà Tưng” như việc các ca sỹ, người mẫu ăn mặc hở hang, phản cảm khi biểu diễn hay những phát ngôn gây sốc của người mẫu Ngọc Trinh về những vấn đề nhạy cảm như mối quan hệ chân dài - đại gia… Thực ra, tất cả bắt nguồn từ sự xâm nhập, giao lưu giữa văn hóa châu Âu với châu Á.

Hiện nay, với sự phát triển của phim ảnh, báo chí, mạng internet… giới trẻ dễ dàng tiếp cận với những trào lưu văn hóa mới hay chịu ảnh hưởng bởi những tư tưởng phương Tây. Nếu không có định hướng, dung hòa giữa hai bên, sẽ rất dễ xảy ra những xung đột, mâu thuẫn. Đó chính là vấn đề đòi hỏi các nhà nghiên cứu văn hóa, các chuyên gia tâm lý cần phải vào cuộc. Ở phương Tây, văn hóa khỏa thân đã có từ vài thế kỷ, nhưng ở Việt Nam, điều này vẫn là hành vi phản cảm, vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa, xã hội.

TS. BS Cao Văn Tuân
TS. BS Cao Văn Tuân.

TS.BS Cao Văn Tuân cho rằng, mạng xã hội facebook hiện nay là nơi cá nhân có thể thể hiện những quan điểm, ý muốn cá nhân. “Dưới góc độ tâm lý, đó là cách để họ diễn đạt những tâm lý, mong muốn của mình ra. Chưa nói đến việc đó là số nhiều hay số ít, nhưng đó là những mong muốn của bản thân họ. Tuy nhiên, có những ý muốn hay việc làm trái với những quy định, chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Việc “Bà Tưng” tung những clip ăn mặc hở hang, phản cảm là một ví dụ”, bác sỹ Tuân lý giải. Việc có những phản ứng xã hội trái chiều xung quanh những clip này cũng bắt nguồn từ xung đột về văn hóa. Một bên thì cho rằng: “Tôi đẹp, tôi có quyền khoe ra!”. Bên khác thì cho rằng, hành động đó là phản cảm, không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đó vẫn là những phản ứng xã hội thông thường. Đến khi hình ảnh “Bà Tưng” xuất hiện trên những băng rôn quảng cáo cho một chương trình nhân ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 thì ngay lập tức, chương trình đó bị cấm diễn. Đó là bởi ý muốn cá nhân đã vượt ra ngoài khuôn khổ cho phép, đụng chạm đến vấn đề về pháp luật.

Tránh những phản ứng cực đoan

TS.BS Cao Văn Tuân khuyến cáo, việc giải quyết những xung đột này cần phải rất khéo léo, tránh việc áp đặt, cực đoan. Mới đây, việc gần 100 học sinh một trường THPT ở Cần Thơ bị đuổi về vì mặc quần bó cũng là một trường hợp rất đáng tiếc. “Đồng ý rằng, học sinh khi đến trường phải tuân theo những quy định của nhà trường, nhưng nếu các nhà làm giáo dục có những ứng xử tâm lý hơn thì sẽ tránh được những phản ứng tiêu cực từ các em.

Thay vì mắng, phạt hay đuổi về, nhà trường nên tổ chức các buổi sinh hoạt đoàn bàn về vấn đề trang phục để các em thấy rằng việc nữ sinh mặc quần bó đến trường dẫu đẹp nhưng vẫn không phù hợp. Khi ấy, các em sẽ tự động làm theo. Bởi xét về mặt tâm lý, khi mình cấm một ý muốn thì sẽ không có hiệu quả và mang tính áp bức, và thực ra cấm cái này thì nó sẽ được thể hiện ra dưới dạng khác”, bác sỹ Tuân phân tích. Điều này cũng giống với việc, bố mẹ cấm con yêu sớm thì chúng sẽ bỏ nhà đi hay có những phản ứng tiêu cực khác, như vậy hậu quả sẽ rất khôn lường.

Cần phải hiểu rằng, lớp trẻ chưa chín chắn, hay đua đòi, bắt chước về tâm lý, nếu nhà trường và cha mẹ biết cách, sẽ có thể định hướng đúng cho các em mà không gây ra những ảnh hưởng bất lợi về tâm lý, tính cách, như vậy mới gọi là “lạt mềm buộc chặt”. Một điều đáng nói là khi mạng internet mới xuất hiện ở Việt Nam, người ta thấy rằng, lượng truy cập những link về tình dục ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Hóa ra, nhu cầu tìm hiểu về tình dục ở Việt Nam là rất lớn, điều này bắt nguồn từ sự cấm đoán và tránh đề cập đến vấn đề này ở nước ta trong một thời gian dài.

Một hiện tượng tâm lý xã hội xuất hiện khá nhiều ở các trường học, khu công nghiệp ở nước ta thời gian gần đây là chứng ngất tập thể (còn gọi là Histeria). Ở Pháp, TS.BS Cao Văn Tuân đã nghiên cứu về hội chứng này và thấy rằng, ở châu Âu, nó xuất hiện từ thời của Freud, chủ yếu là ở phụ nữ con nhà danh giá nhưng chịu nhiều áp lực và bị cấm đoán về tình dục. Sau này, chứng bệnh này được chia thành rối loạn tâm thần phân ly, liên quan nhiều đến áp lực xã hội, môi trường.

Tương tự, hiện tượng tự sát cũng liên quan nhiều đến vấn đề tâm lý xã hội, bởi vậy, nhà tâm lý học Dukhamex của Pháp hơn 1 thế kỷ trước đã nói rằng: “Không phải xã hội làm sáng tỏ hành vi tự sát mà chính tự sát làm sáng tỏ xã hội”. Vấn đề tự sát của các thành thiếu niên ở các nước đang phát triển cũng chính là đề tài nghiên cứu sinh mà TS.BS Cao Văn Tuân thực hiện tại Pháp. Từ đây, anh đã học được rất nhiều cách tiếp cận tâm lý và nhận ra rằng, đây là vấn đề ở Việt Nam còn rất thiếu và chưa được quan tâm đúng mức.

Theo Bình An/Gia Đình

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
Bản tin Hình sự: Ông Lê Tùng Vân có quan hệ loạn luân với con ruột
TPO - TIN NÓNG ngày 19/4: Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của nhà đầu tư, hai lãnh đạo Công ty CP tập đoàn Tâm Lộc Phát bị bắt giữ; Cơ quan chức năng vào cuộc xác minh vụ thất thoát hơn 53 tỷ đồng quỹ di tích làng Đồng Kỵ; Biến tướng chiêu trò lừa đảo liên quan giải chạy marathon; Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh trên phố...