Vụ giảng viên bán bằng bác sĩ giả: Nhiều nhân viên y tế, sinh viên ngành y sập bẫy

Vụ giảng viên bán bằng bác sĩ giả: Nhiều nhân viên y tế, sinh viên ngành y sập bẫy
Như đã thông tin, Hồ Quang Hải bị bắt do liên quan đến việc bán bằng tốt nghiệp đại học, trung học ngành y cho nhiều người. Trong đó đa số nạn nhân là sinh viên y khoa và nhân viên y tế.

> Bằng ĐH 'Y sĩ đa khoa' giá 30 triệu đồng

Bị can Hải tại cơ quan công an
Bị can Hải tại cơ quan công an.

Theo thông tin ban đầu từ cơ quan công an, năm 2009, Hải (ngụ P.5, Q.10, từng là giảng viên của Khoa Y thuộc Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng) còn đứng tên xin thành lập Công ty TNHH thiết bị y tế Tình nguyện, với vốn điều lệ 1 tỉ đồng; trong đó Hải góp vốn 500 triệu đồng và Phan Thanh Long góp 500 triệu đồng. Nhưng đến ngày 26.3.2013, Long đã gửi đơn đến cơ quan chức năng phản ánh về việc không hay biết gì về việc mình có tên góp vốn trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty trên.

Trong quá trình tổ chức vận động quyên tiền lập các đoàn khám bệnh tình nguyện từ thiện trong và ngoài nước, Hải đã tiếp cận gợi ý những nhân viên y tế tham gia từ thiện và hàng loạt sinh viên làm bằng tốt nghiệp ngành y giả nhằm thu lợi bất chính… Cụ thể: Năm 2010, L.Đ.Quang đang học ngành y ở Trường đại học Quốc tế Hồng Bàng (gọi tắt là ĐH Hồng Bàng) nhưng do bận việc gia đình nên xin nghỉ học. Sau này tình cờ “thầy” gặp lại trò cũ, Hải đã làm cho Quang bằng “y sĩ đa khoa” và bằng “bác sĩ răng hàm mặt” giả với giá 30 triệu đồng/bằng.

Để rút ngắn thời gian thi lên bác sĩ, V.C.Lượng (đang làm điều dưỡng tại một bệnh viện ở TP.HCM) đã nhờ Hải làm bằng trung học chuyên nghiệp y sĩ đa khoa của Trường ĐH Y Dược TP.HCM với giá 40 triệu đồng. Sau đó, Lượng tiếp tục nhờ Hải làm thủ tục, hồ sơ thi chuyên tu bác sĩ với giá 50 triệu đồng; đưa trước 30 triệu đồng. Tuy nhiên đến ngày thi, Lượng không thấy Hải đưa giấy báo thi nên tìm đến nhà Hải đòi tiền lại được 20 triệu đồng; số tiền còn lại đến nay Hải vẫn chưa trả.

Tang vật thu giữ được - Ảnh: Đàm Huy
Tang vật thu giữ được - Ảnh: Đàm Huy.

Năm 2010, H.Đ.T.Phát theo học lớp y sĩ đa khoa tại ĐH Hồng Bàng do Hải dạy; học được 1 năm thì nghỉ nên nhờ Hải làm 1 bằng ĐH với giá 110 triệu đồng để xin việc làm. Theo thỏa thuận, Phát đã đặt cọc trước 50 triệu đồng và đến khi nhận bằng sẽ đưa hết số tiền còn lại. Tuy nhiên khi Phát nhận được bản photo bằng tốt nghiệp đại học của Trường ĐH Y Dược TP.HCM thì phát hiện bằng giả nên tìm Hải đòi tiền lại nhưng không được.

Điều đáng nói ở đây, nếu những người sử dụng bằng giả nói trên được tuyển dụng vào bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám tư nhân… làm việc sẽ trở thành mối nguy hại cho công tác cứu chữa bệnh nhân và sức khỏe của cộng đồng.

Theo Đàm Huy
Thanh Niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.