Chưa xác định được chuẩn giá trị

Cần có chương trình giáo dục đạo đức đạt chuẩn. Ảnh: Học sinh trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) giờ tan trường
Cần có chương trình giáo dục đạo đức đạt chuẩn. Ảnh: Học sinh trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) giờ tan trường
TP -  Phát biểu tại hội nghị tổng kết năm học 2009 - 2010 và triển khai nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 tổ chức hôm qua tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ những băn khoăn về giáo dục đạo đức cho học sinh trong các trường phổ thông hiện nay.
Cần có chương trình giáo dục đạo đức đạt chuẩn. Ảnh: Học sinh trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) giờ tan trường
Cần có chương trình giáo dục đạo đức đạt chuẩn. Ảnh: Học sinh trường THPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) giờ tan trường . Ảnh: Phạm Yên

Theo Phó Thủ tướng, một trong những nguyên nhân khiến giáo dục đạo đức trong nhà trường thời gian qua chưa đạt hiệu quả là do ngành giáo dục chưa định rõ chuẩn giá trị đạt được và kèm theo đó là công nghệ giáo dục phù hợp.

Chỉ khi làm rõ các chuẩn giá trị, thể hiện các giá trị đó qua các bài học, môn học và hành động như thế nào thì mới đạt hiệu quả giáo dục mong muốn. Hiệu quả đó thể hiện bằng hình thức cụ thể là trạng thái tình cảm của người học.

Phó Thủ tướng cho rằng, có bốn chuẩn giá trị mà ngành giáo dục cần hướng tới trong giáo dục môn đạo đức: tình yêu quê hương đất nước và trân trọng truyền thống văn hoá dân tộc, quý trọng gia đình, giáo dục kỹ năng sống và khích lệ ý chí hội nhập quốc tế.

“Đi kèm với mỗi giá trị mà chúng ta định ra là công nghệ giáo dục, biện pháp, môi trường phù hợp. Cần phải khoa học hoá việc giáo dục đạo đức. Không phải cứ dạy môn đạo đức chung chung là học sinh rời ghế nhà trường phổ thông đáp ứng được tiêu chuẩn này tiêu chuẩn nọ”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng chia sẻ trăn trở của mình khi được biết người dân một số nước phát triển không thích lập gia đình, hoặc lập gia đình nhưng không thích có con.

“Một đất nước mà người dân trưởng thành cho rằng có con là gánh nặng cho mình thì đất nước đó không hạnh phúc. Chúng ta phải ngăn chặn xu hướng này ngay từ bây giờ, nếu để nó trở thành một vấn đề thuộc về văn hoá thì rất gay.

Phải có sự tác động mạnh mẽ của giáo dục để học sinh của chúng ta biết rằng, trên đời có niềm hạnh phúc của những người làm cha làm mẹ, được chứng kiến con mình ra đời, được nuôi nó trưởng thành. Đừng để các em rời trường phổ thông, ra đời lập nghiệp, kiếm được nhiều tiền nhưng cho rằng lập gia đình là phiền phức, có con cái là tai họa, tốn tiền, gây cuộc sống căng thẳng”.

Được biết, hiện nay Bộ GD&ĐT đã giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nghiên cứu vấn đề này để đưa nội dung giáo dục gia đình vào chương trình giáo dục THPT.

Càng lên cao, tỷ lệ học giỏi càng giảm

Nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cũng là một vấn đề được Phó Thủ tướng chỉ đạo ngành GD&ĐT thực hiện trong năm học tới và những năm tiếp theo. Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, kết thúc năm học 2009 - 2010, tỉ lệ học sinh khá giỏi môn toán và tiếng Việt ở tiểu học đều là 78%. Lên bậc THCS, tỉ lệ khá giỏi là 48%. Nhưng đến THPT, tỉ lệ khá giỏi gần 38%.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, dù tỉ lệ đạt kết quả tốt nghiệp gần 93% nhưng tỉ lệ đạt tốt nghiệp loại giỏi chỉ 10 - 11%. Phó Thủ tướng băn khoăn: “Phải chăng có quy luật càng lên cao tỉ lệ học sinh học khá giỏi càng ít? Liệu có thể rút ngắn được khoảng cách về tỉ lệ khá giỏi giữa các cấp học?”.

Nghiên cứu nâng lương trước thời hạn cho giáo viên

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết năm học tới ngành GD&ĐT sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định về thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, quy định bảo lưu phụ cấp cho nhà giáo được điều động về làm công tác quản lý giáo dục.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân còn đề nghị Bộ GD&ĐT nên suy nghĩ khảo sát để phối hợp các Bộ, ngành liên quan xây dựng quy chế nâng lương trước thời hạn cho giáo viên.  

MỚI - NÓNG