Coi trọng dạy chữ hơn dạy người?

Một lớp học làm việc nhóm.
Một lớp học làm việc nhóm.
TP - Các vụ học sinh đánh nhau phần lớn là những học sinh sống trong các gia đình có hoàn cảnh tương đối đặc biệt. Đó là những trường hợp gia đình không trọn vẹn như cha mẹ li dị. Gia đình chiều chuộng con, con được tự do thái quá sinh cái tôi quá lớn, ích kỷ, dễ mâu thuẫn với bạn bè.

> Minh định trách nhiệm để quản lý tốt hơn 

Một lớp học làm việc nhóm.
Một lớp học làm việc nhóm. . Ảnh: minh họa

Có gia đình kinh tế khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa, gửi tiền về cho con ăn học, còn việc ăn học như thế nào không nắm được. Học sinh trong độ tuổi vị thành niên dễ sa đà vào cái mới lạ, chểnh mảng học hành nên dễ hư.

Có gia đình giàu có, đáp ứng yêu cầu của con vô điều kiện (nhất là về tiền bạc) nên con có điều kiện hưởng thụ chơi bời nhiều hơn là học tập rèn luyện, dẫn đến kéo bè kéo cánh đánh nhau. Cũng có em học sinh sống trong một gia đình thiếu gương mẫu như bạo lực gia đình, người lớn rượu chè bê tha... tạo cho con họ tâm lí nặng nề tiêu cực.

Những hoàn cảnh như trên thường không tạo ra chất “đề kháng” để các em “miễn dịch” trước những cám dỗ không lành mạnh ngoài xã hội.

Đối với nhà trường, trong mục tiêu giáo dục toàn diện, yếu tố đạo đức được các trường hết sức quan tâm. Song, trong quá trình đổi mới giáo dục của chúng ta hiện nay, vẫn còn những khoảng trống do giá trị cũ đã lỗi thời, giá trị mới đang hình thành chưa được khẳng định nên bộc lộ một số tiêu cực dẫn tới nạn bạo lực học đường.

Chẳng hạn chương trình học còn nặng nề, áp đặt dẫn đến căng thẳng ức chế cho người học. Nhà trường còn nặng về dạy kiến thức, nhất là dạy kiến thức văn hóa để thi ở các giáo viên bộ môn. Nghĩa là còn coi trọng dạy chữ hơn dạy người.

Hơn nữa, trước tác động của cơ chế thị trường, tình cảm thầy trò cũng kém phần sâu nặng, tạo khoảng cách (về tình cảm) giữa thầy trò nên có nhiều điều bức xúc, tế nhị, nhạy cảm, học trò cũng ngại chia sẻ, hỏi han thầy, thầy cũng không biết để tư vấn, để gỡ rối, để hòa giải cho học sinh, dẫn tới nhiều hành động mù quáng, sai lầm của học sinh, trong đó có chuyện đánh nhau giữa các học sinh khi mâu thuẫn xuất hiện.

Bên cạnh đó, hoạt động của Đoàn thanh niên trong nhà trường nhiều nơi mang tính hành chính, hình thức khô khan, nội dung không phong phú, nhất là nhiều chương trình hoạt động còn xa lạ với thanh niên chưa thực sự là sân chơi lành mạnh lôi cuốn các em.

Công tác giáo dục các kỹ năng sống còn hạn chế... Như vậy, nhà trường là nơi giáo dục một cách hệ thống, toàn diện cho học sinh nhưng chính tồn tại trên cũng phần nào tạo ra nạn bạo lực học đường.

Mời các bạn tiếp tục gửi bài tham gia diễn đàn theo địa chỉ: Ban Bạn đọc Báo Tiền Phong 15- Hồ Xuân Hương- Hà NộiHộp thư: bandoc@ tienphong.vn

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG