ĐH Bách Khoa dự kiến tuyển gần 6.000 chỉ tiêu

ĐH Bách Khoa dự kiến tuyển gần 6.000 chỉ tiêu
TPO - Đại học (ĐH) Bách Khoa Hà Nội cho biết, trong năm 2011, trường dự kiến tuyển 5.800 chỉ tiêu, tăng 200 chỉ tiêu so với năm 2010. Trong đó, 5.000 chỉ tiêu cho hệ ĐH và 800 chỉ tiêu cho hệ CĐ.

Chỉ tiêu dự kiến vào bảy nhóm ngành đào tạo của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội gồm:

- Nhóm ngành 1: cơ khí- cơ điện tử- nhiệt lạnh với 1.200 chỉ tiêu, gồm tám nhành: cơ khí thuật, kĩ thuật cơ khí, công nghệ chế tạo máy, công nghệ kĩ thuật ô tô, kĩ thuật cơ điện tử, kĩ thuật hàng không, kĩ thuật tàu thủy, kĩ thuật nhiệt.

- Nhóm ngành 2: điện - điện tử - công nghệ thông tin - toán tin 2.200 chỉ tiêu, gồm ngành kĩ thuật điện tử, điện tử, kĩ thuật điều khiển và tự động hóa, kĩ thuật điện tử truyền thông, kĩ thuật y sinh (chương trình tiên tiến), kĩ thuật máy tính, khoa học máy tính truyền truyền thông và mạng máy tính, kĩ thuật phần mềm, hệ thống thông tin, công nghệ thông tin, toán ứng dụng.

- Nhóm ngành 3: hóa sinh thực phẩm- môi trường có 800 chỉ tiêu gồm các ngành: kĩ thuật hóa học, hóa học, xuất bản, công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm và kĩ thuật môi trường.

- Nhóm ngành 4: dệt may- vật liệu- sư phạm kĩ thuật có 280 chỉ tiêu gồm ngành kĩ thuật dệt, công nghệ may, kĩ thuật vật liệu, khoa học vật liệu (chương trình tiên tiến), sư phạm kĩ thuật công nghiệp.

- Nhóm ngành 5: vật lý kĩ thuật và kĩ thuật hạt nhân có 120 chỉ tiêu.

- Nhóm ngành 6: kinh tế quản lý có 280 chỉ tiêu gồm 3 ngành quản trị kinh doanh, kĩ thuật công nghiệp và quản lý công nghiệp.

- Nhóm ngành 7: Ngôn ngữ Anh có 120 chỉ tiêu.

Ngoài ra, trường có 500 chỉ tiêu của 9 chương trình hợp tác đào tạo quốc tế.

Năm 2011, trường ĐH Bách Khoa có một ngành mới hệ cao đẳng là công nghệ chế tạo máy. Tổng số bốn ngành hệ cạo đẳng có 800 chỉ tiêu.

Chi tiết gồm: công nghệ kĩ thuật điều khiển và tự động hóa 200 chỉ tiêu; công nghệ điện tử truyền thông: 200 chỉ tiêu; công nghệ thông tin: 250 chỉ tiêu và công nghệ chế tạo máy: 150 chỉ tiêu.

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội chỉ nhận hồ sơ và tổ chức thi cho những thí sinh dự thi vào trường. Nhà trường không nhận thí sinh thi nhờ.

ĐH Bách Khoa Hà Nội xét điểm chuẩn trúng tuyển theo khối thi và nhóm ngành. Khối A: 01-06, khối D1: nhóm 06-07. Nhóm ngành kinh tế - Quản lý có điểm chuẩn riêng cho khối A và D. Nhóm 07 thi khối D1 xét điểm tiếng Anh nhân hệ số 2.

Bên cạnh điểm chuẩn cho từng nhóm ngành, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội sẽ đưa ra điểm sàn cho mỗi khối thi. Thí sinh không đạt điểm chuẩn vào nhóm ngành đăng ký nhưng đạt điểm sàn của khối thi sẽ được xét tuyển vào một nhóm ngành hoặc chương trình có điểm chuẩn thấp hơn nếu thí sinh có nguyện vọng.

Thí sinh trúng tuyển vào ba nhóm ngành Cơ khí - Cơ điện tử - Nhiệt lạnh; Điện – Điện tử - Công nghệ thông tin - Toán tin; Hóa sinh – Thực phẩm - Môi trường sẽ được xếp ngành dựa trên nguyện vọng đăng ký và kết quả học tập năm thứ nhất (có xét đối tượng ưu tiên chính sách).

Thí sinh trúng tuyển vào ba nhóm ngành Dệt may - Vật liệu - Sư phạm kỹ thuật; Vật lý kỹ thuật – Kỹ thuật hạt nhân; Kinh tế quản lý sẽ được xếp ngành học hoàn toàn dựa theo nguyện vọng đăng ký.

ĐH Bách Khoa Hà Nội đang áp dụng mô hình đào tạo 4+1. Thí sinh trúng tuyển vào các nhóm ngành thuộc khối kỹ thuật khi vào trường sẽ được chọn học theo chương trình kỹ sư truyền thống (5 năm) hoặc chương trình cử nhân kỹ thuật (4 năm).

Hai chương trình giống nhau hoàn toàn ở bảy học kỳ đầu nên ở năm thứ tư sinh viên mới phải quyết định lựa chọn. Người tốt nghiệp cử nhân cũng có thể quay lại trường học thêm 1 - 1,5 năm để nhận bằng kỹ sư.

Ngoài các chương trình đào tạo cử nhân và kỹ sư theo định hướng thiết kế, chế tạo, phát triển kỹ thuật công nghệ, còn có chương trình cử nhân công nghệ bốn năm, định hướng thực hành và ứng dụng kỹ thuật - công nghệ.

Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội có năm chương trình đào tạo đặc biệt và chất lượng cao.

Chương trình kỹ sư tài năng gồm bảy ngành với khoảng 120 chỉ tiêu. Các ngành này bao gồm: Cơ điện tử, Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Điều khiển tự động, Hữu cơ- hóa dầu, Toán- tin ứng dụng, vật lý kỹ thuật. Hình thức thi tuyển 2 môn Toán và Lý sau khi nhập học.

Chương trình kỹ sư chất lượng cao hợp tác với các trường ĐH của Pháp gồm 5 ngành với chỉ tiêu 90 sinh viên. Các ngành này bao gồm: Cơ khí hàng không, tin học công nghiệp, Hệ thống điện và năng lượng tái tạo. Hình thức thi tuyển 2 môn Toán và Lý sau khi nhập học.

Chương trình tiên tiến hợp tác với các trường ĐH Mỹ, học bằng tiếng Anh gồm 4 ngành với 160 chỉ tiêu. Các ngành bao gồm: Khoa học và Kỹ thuật vật liệu, Cơ điện tử, Kỹ thuật Y sinh, Điện – Điện tử. Hình thức xét tuyển theo điểm đi ĐH và kiểm tra trình độ tiếng Anh sau khi nhập học.

Chương trình công nghệ thông tin và truyền thông theo dự án Việt- Nhật, hợp tác với các trường ĐH Nhật Bản đào tạo kỹ sư theo chuẩn quốc tế ITSS/ETSS gồm một chương trình giảng dạy bằng tiếng Việt ( chỉ tiêu 120 sinh viên) và một chương trình dạy bằng tiếng Anh (chỉ tiêu 60 sinh viên). Hình thức xét tuyển theo điểm thi ĐH và kiểm tra trình động tiếng Anh sau khi nhập học.

Chương trình đào tạo kỹ sư khối cộng đồng Pháp ngữ (AUF) với chỉ tiêu 120 sinh viên cho 3 ngành là Công nghệ thông tin, Hệ thống điện, Công nghệ thực phẩm.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.