Đua nhau mở ngành, rủ nhau đóng cửa

Thí sinh nộp hồ sơ NV3 tại ĐH Hùng Vương TP HCM. Ảnh: Quang Phương
Thí sinh nộp hồ sơ NV3 tại ĐH Hùng Vương TP HCM. Ảnh: Quang Phương
TP - Kết thúc xét tuyển nguyện vọng 3 có trường ĐH phải ngưng đào tạo tới 11 ngành; có trường vẫn tiếp tục đào tạo dù ngành này, ngành kia chỉ tuyển được dưới 10 người.
Thí sinh nộp hồ sơ NV3 tại ĐH Hùng Vương TP HCM. Ảnh: Quang Phương
Thí sinh nộp hồ sơ NV3 tại ĐH Hùng Vương TP HCM.
Ảnh: Quang Phương.

Đại học (ĐH An Giang) đã quyết định ngưng đào tạo 5 ngành gồm: Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp, Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp, Sư phạm Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, Chăn nuôi và bậc Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc.

ĐH Đồng Tháp cũng quyết định ngưng tuyển sinh 3 ngành hệ ĐH là Sư phạm tin học, Sư phạm kỹ thuật công nghiệp, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp và 3 ngành hệ CĐ là Sư phạm Mỹ thuật, Thiết kế đồ họa, Công nghệ thiết bị trường học. ĐH Hà Nội, ĐH Mở TPHCM ngưng một ngành; ĐH Điện lực không tuyển sinh tại cơ sở Ninh Thuận; ĐH Đà Nẵng ngưng tuyển sinh tới 11 ngành. ĐH Văn Hiến ngưng 2 ngành.

Một số trường khác để đảm bảo quyền lợi và để cho thí sinh học đúng theo ngành đã chọn nên chọn phương án tiếp tục duy trì ngành học ít thí sinh. ThS. Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Văn hóa TP HCM cho biết: Đến chiều qua, trường mới chỉ nhận chừng 200 hồ sơ NV3 trong khi đó chỉ tiêu của trường hơn 300 chỉ tiêu. Trường vẫn phải cố duy trì nhiều ngành học dù tuyển ít hơn chỉ tiêu. “Qua ba đợt tuyển sinh, ngành Văn hóa dân tộc thiểu số có chưa tới 10 thí sinh. Nhưng đây là một ngành học đặc trưng, bổ sung nhân lực cho vùng dân tộc thiểu số nên trường vẫn phải tiếp tục đào tạo dù ít thí sinh”.

TS. Trần Văn Ánh, Hiệu trưởng ĐH Văn hóa TPHCM cho biết, để duy trì ngành học ít thí sinh, nhiều trường chọn phương án bù trừ qua lại: lấy ngành nuôi ngành. TS. Nguyễn Văn Hòa, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Tây Nguyên, đồng quan điểm: “Những ngành dù ít thí sinh nhưng đã có thí sinh đăng ký vào thì trường vẫn phải đào tạo để các em được học đúng theo ngành mình đã chọn. Nếu ngưng đào tạo thì nên ngưng vào năm sau, đợi qua một vài mùa tuyển sinh và xem xã hội có nhu cầu học thì mới mở lại”.

Theo PGS. TS. Huỳnh Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng ĐH Nông Lâm TP HCM, các thí sinh đều mong muốn học đúng ngành đã chọn nên “dù ít hay nhiều trường vẫn phải duy trì đào tạo”.

MỚI - NÓNG