Loay hoay tiêu tiền ngân sách

Tòa nhà Trung tâm Đào tạo trường ĐH Kinh tế Quốc dân vẫn chưa xây xong vì thiếu vốn Ảnh: Hồng Vĩnh
Tòa nhà Trung tâm Đào tạo trường ĐH Kinh tế Quốc dân vẫn chưa xây xong vì thiếu vốn Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Cứ đến Hội nghị ngân sách, Bộ GD&ĐT lại kêu gọi các trường chia sẻ khó khăn với Bộ về “miếng bánh ngân sách” bằng cách huy động các nguồn vốn. Nhưng tư tưởng ỷ vào nhà nước vẫn phổ biến.
Tòa nhà Trung tâm Đào tạo trường ĐH Kinh tế Quốc dân vẫn chưa xây xong vì thiếu vốn Ảnh: Hồng Vĩnh
Tòa nhà Trung tâm Đào tạo trường ĐH Kinh tế Quốc dân
vẫn chưa xây xong vì thiếu vốn. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Ỳ ạch công trình hàng trăm tỷ

Người dân ở phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội gọi vui hai toà cao ốc Trung tâm Đào tạo trường ĐH Kinh tế Quốc dân là “công trình thế kỷ” mặc dù chúng mới được khởi công đầu năm 2006. Hai toà nhà được thiết kế 19 tầng và 13 tầng nay mới xây đến tầng... 6! Lý do chính khiến tiến độ thi công chậm là thiếu vốn!

Dự án xây dựng hai toà nhà cao ốc này được Chính phủ phê duyệt tháng 1-2003 với vốn đầu tư 518 tỷ đồng. Vốn xây dựng công trình từ 3 nguồn: ngân sách nhà nước, vốn huy động của nhà trường và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Theo ông Trần Duy Tạo, Cục trưởng Cục Cơ sở Vật chất & Thiết bị Trường học, Đồ chơi Trẻ em (Bộ GD&ĐT), dự án là do trường chủ động đề xuất, Chính phủ phê duyệt và “Bộ phải chạy theo”. Thế nhưng trong 7 năm qua, ngân sách nhà nước đã rót 330 tỷ đồng vào công trình, trong khi theo Thanh tra Chính phủ, trường mới chỉ dành 4,8 tỷ đồng để bổ sung đầu tư xây dựng dự án.

Năm 2011, Bộ sẽ tiếp tục chi cho dự án thêm 40 tỷ đồng, đồng thời yêu cầu trường tiếp tục xây dựng phương án huy động vốn ngoài ngân sách. Được biết, sau nhiều lần điều chỉnh, tổng dự toán công trình hiện nay khoảng hơn 1.100 tỷ đồng.

Trong một hội nghị về ngân sách do Bộ GD&ĐT tổ chức gần đây, một đại biểu của ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, trường đang chật vật để cân đối chi thường xuyên (do là trường tự chủ tài chính) nên khó huy động nguồn vốn lớn cho dự án. Trường cũng kêu gọi một số doanh nghiệp đầu tư cho dự án nhưng không được đáp ứng.

Trước lời giải thích này, ông Trần Duy Tạo so sánh: “Tại sao ĐH Ngoại thương đầu tư được hơn 100 tỷ đồng trong ba năm để xây một toà nhà đa năng mà ĐH Kinh tế Quốc dân không làm được, trong khi các nguồn thu của ĐH Kinh tế Quốc dân tốt hơn?”.

Chật vật quyết toán

Nhu cầu huy động vốn - trong đó có nguồn vốn ngân sách - để xây dựng cơ sở vật chất các trường ĐH, CĐ rất lớn. Nguồn vốn ngân sách vốn hạn hẹp trong khi nhiều trường lại không biết cách kéo ngân sách về, hoặc kéo về nhưng thụ động nên không kịp giải ngân.

Một nguyên nhân quan trọng khiến các trường không kêu gọi được vốn đầu tư của nhà nước là do không chịu... quyết toán. Một cán bộ quản lý lĩnh vực xây dựng cơ bản của Bộ GD&ĐT phàn nàn: “Có trường từ năm 2003 đến nay chưa hề quyết toán một công trình nào! Có những trường công trình xây dựng xong, đưa vào sử dụng được 2 - 3 đời hiệu trưởng rồi nhưng chưa được quyết toán”.

Theo Bộ GD&ĐT, đến hết năm 2010, khối các đơn vị trực thuộc Bộ có 91 dự án với tổng vốn đầu tư gần 2.018 tỷ đồng đã hoàn thành nhưng chủ đầu tư vẫn chưa tập hợp đầy đủ hồ sơ trình Bộ thẩm tra và phê duyệt quyết toán.

Đây cũng là nỗi niềm của nhiều hiệu trưởng đương nhiệm. Một lãnh đạo ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội nói: “Tuy trường tôi chỉ có một công trình còn nợ quyết toán nhưng tôi rất chia sẻ với những hiệu trưởng khác khi họ phải gánh mớ bòng bong 4 - 5 công trình của các hiệu trưởng tiền nhiệm. Đi xin chữ ký các lãnh đạo nhiệm kỳ trước để giải ngân công trình cũng cực kỳ khó khăn.

ĐH Bách khoa là một trong số hàng loạt đơn vị còn “hàng tồn kho kinh niên”. Ông Trần Văn Tức, Phó Hiệu trưởng trường này cho biết, công trình tồn đọng của trường chủ yếu thuộc các dự án giai đoạn 2002 - 2008. Dù hiệu trưởng đương nhiệm quyết liệt chỉ đạo kiểm toán, quyết toán các dự án nhưng vẫn rất khó thực hiện bởi các lý do: cán bộ quản lý dự án nghỉ hưu, nhà thầu chuyển địa chỉ nên khó tìm...

Ông Tức cho biết, do “ngấm” bài học quản lý kém trong đầu tư xây dựng cơ bản nên các dự án của trường triển khai trong hai năm gần đây đều nhanh.

Trường của ta và của tây: Khoảng cách lớn!

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo các trường ĐH, CĐ công lập mới chỉ đáp ứng nhu cầu thực tế ở mức rất thấp: hệ thống trang thiết bị đào tạo, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành mới đáp ứng được 40% nhu cầu đào tạo; hệ thống cơ sở vật chất mới đáp ứng được 50% nhu cầu... Nhìn chung thiết kế các trường ĐH, CĐ chưa xứng đáng là các công trình kiến trúc, văn hoá. Giữa các trường của ta và các trường trong khu vực và trên thế giới là một khoảng cách lớn.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG