Những thí sinh đặc biệt

Ông Ích và Ánh tại buổi làm thủ tục sáng 8-7. Ảnh: Đỗ Hợp
Ông Ích và Ánh tại buổi làm thủ tục sáng 8-7. Ảnh: Đỗ Hợp
TP - Đặc biệt vì họ là những người khuyết tật hoặc có hoàn cảnh rất éo le. Nhưng vượt lên tất cả, họ đi thi với khát khao được đặt chân vào giảng đường đại học.
Ông Ích và Ánh tại buổi làm thủ tục sáng 8-7. Ảnh: Đỗ Hợp
Ông Ích và Ánh tại buổi làm thủ tục sáng 8-7. Ảnh: Đỗ Hợp.


Ông 78 tuổi và đứa cháu từng bị bỏ rơi

Bác Nguyễn Văn Ích, 78 tuổi ở Yên Dũng, Bắc Giang cùng cháu là Nguyễn Thị Ánh thi khoa Địa Lý ĐH Sư phạm Hà Nội. Với ba chiếc túi cũ đã rách, đựng vài quyển sách, hai ông cháu Ánh dậy từ 4giờ sáng để vượt chặng đường gần 100km đến trường thi.

Ánh được bác Ích mang về nuôi khi còn là đứa trẻ đỏ hỏn ai đó đặt ở đầu cầu Bắc Giang năm 1992. Bên cạnh em bé mới sinh lúc đó chỉ có một hộp sữa, không có một lời nhắn nhủ để lại. Bác Ích đem về định cho anh con trai nuôi, nhưng con bác túng quẫn quá nên không nhận. Dù cũng nghèo chẳng khác con trai, nhưng vợ chồng bác Ích vẫn quyết định nuôi Ánh với suy nghĩ: “Sau này hy vọng nó làm người có ích cho xã hội”.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bác Ích trong Tiểu đoàn 308, chiến đấu ở cánh đồng Mường Thanh- Điện Biên. Sau chiến tranh trở về, vết thương trên đầu luôn hành hạ khiến bác bị co rút vai, luôn sống trong những đêm mất ngủ.

Thêm Ánh, vợ chồng bác Ích phải đối mặt với nhiều khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Hai bác đều làm ruộng, thu nhập bấp bênh, ba người sống chủ yếu bằng tiền lương thương binh vài trăm nghìn một tháng. Biết công lao của ông bà, Ánh cố gắng học, học thật chăm chỉ để có thể đỗ vào đại học. Hàng ngày, Ánh đi đến trường 4 lần trong ngày, mỗi lần là 13 km, tổng cộng hơn 50km để khỏi phải ở lại ăn trưa tại trường, tốn kém.

Không còn đủ tiền nuôi Ánh ăn học, mấy năm trước ông bà bán gần 2 sào ruộng được 9 triệu đồng. Đưa cháu đi thi, ông Ích phải vay hàng xóm vài trăm nghìn đồng: “Nhìn thấy cháu nó ham học, muốn học sau này có nghề nên dù có phải vay mượn, tôi cũng đưa cháu bằng được về Hà Nội thi đại học”.

Dù không chắc chắn đỗ vào ĐH Sư phạm trong năm nay nhưng Ánh lạc quan: “Em sẽ cố gắng thi thật tốt để đền ơn ông bà đã chăm nuôi em nên người. Ông gần 80 tuổi mà phải đưa em đi thi ĐH, em cũng vì thế mà phải cố gắng”- Ánh nói đầy cứng rắn.

Hai bố con Hoàng Minh Quang đi làm thủ tục sáng 8-7 tại ĐHSP Hà Nội. Ảnh: Đỗ Hợp
Hai bố con Hoàng Minh Quang đi làm thủ tục sáng 8-7 tại ĐHSP Hà Nội.
Ảnh: Đỗ Hợp .


Khiếm thị thi hai khối khác nhau

Đó là thí sinh Hoàng Minh Quang, quê Hòa Bình, bị khiếm thị từ bé. Trong đợt thi đầu, Quang thi Học viện Hành chính quốc gia. Em được nhà trường đặc cách xếp riêng vào một phòng thi, có một giám thị, một người đọc đề và ghi âm, một người quay phim.

Sáng nay, Quang đến trường làm thủ tục dự thi vào khoa Tâm lý giáo dục của trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Bị khiếm thính, viết chậm, lại học lớp hội nhập nên Quang gặp nhiều khó khăn hơn các thí sinh khác.

Để thi hai trường, hai khối, Quang phải cố gắng gấp 5, gấp 10 người bình thường. Để có thể đạt được ước mơ vào đại học, em tự đặt cho mình kế hoạch ôn thi, tự ôn theo sách giáo khoa, sưu tầm các đề thi trên mạng để giải, mượn sách, tài liệu photo của bạn bè.

Bố Quang - Ông Hoàng Minh Việt cho biết: “Chưa bao giờ vì bệnh tật mà Quang từ bỏ ước mơ học hành. Hai năm phải nằm ở Bệnh viện Việt Đức mổ u não, được sống thì lại hỏng mất hai mắt. Sau khi mổ lại mất 2 năm đi châm cứu ở Viện châm cứu trung ương, phải nghỉ học ngắt quãng, nhưng chưa bao giờ cháu thôi quyết tâm nung nấu vào đại học”.

“Đợt 1 em thi không tốt lắm vì đề Lý khó quá, hy vọng môn thi khối B này em sẽ làm tốt hơn”- Quang kể.

MỚI - NÓNG