Thi một ngành, lấy hai bằng đại học

Thí sinh dự thi ĐH Đà Nẵng có cơ hội tốt nghiệp hai bằng ĐH (trong ảnh: kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ Đà Nẵng năm 2010)
Thí sinh dự thi ĐH Đà Nẵng có cơ hội tốt nghiệp hai bằng ĐH (trong ảnh: kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ Đà Nẵng năm 2010)
TP - Năm học 2011 - 2012, Trường ĐH Đà Nẵng dự kiến tăng 1.100 chỉ tiêu tuyển sinh và lần đầu tiên triển khai đào tạo chương trình thứ hai, tạo điều kiện sinh viên tốt nghiệp cùng lúc hai trường đại học.

> Ôn thi theo chương trình nào?
> Học ngành điều khiển tàu biển, lương nghìn đô
> Sinh viên ĐH Đà Nẵng được học hai trường

Thí sinh dự thi ĐH Đà Nẵng có cơ hội tốt nghiệp hai bằng ĐH (trong ảnh: kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ Đà Nẵng năm 2010)
Thí sinh dự thi ĐH Đà Nẵng có cơ hội tốt nghiệp hai bằng ĐH (trong ảnh: kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ Đà Nẵng năm 2010) . Ảnh: Nguyễn Huy

Theo Ban đào tạo ĐH Đà Nẵng, kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 có đến 6/7 trường ĐH thành viên đều dự kiến tăng chỉ tiêu với tổng số 11.150 chỉ tiêu (tăng 1.100 chỉ tiêu so với kỳ tuyển sinh năm 2010). Riêng hệ ĐH tăng 790 chỉ tiêu. Trong đó, Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng tăng 410 chỉ tiêu và tăng đều trong tất cả các ngành, nâng tổng số tuyển lên mức 2.250 chỉ tiêu.

Cụ thể, ngành Quản trị Kinh doanh Du lịch và Dịch vụ tăng 40 chỉ tiêu (tổng số tuyển 180 chỉ tiêu), ngành Quản trị nguồn nhân lực và ngành Kiểm toán cũng tăng 40 chỉ tiêu… Trường ĐH Kinh tế mở ngành mới - Luật kinh tế với 60 chỉ tiêu.

Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng cho biết, trường dự kiến tăng 260 chỉ tiêu so với năm 2010, nâng tổng số chỉ tiêu tuyển sinh lên 3.260. Nhiều ngành có số lượng chỉ tiêu tăng cao như ngành Hệ thống số (Điện tử Viễn thông) nằm trong chương trình đào tạo hợp tác quốc tế cũng tăng 60% để đáp ứng nhu cầu hợp tác đào tạo quốc tế; ngành Cơ khí động lực (chỉ tiêu 150, tăng 36% so với năm 2010)...

Trường ĐH Ngoại ngữ dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển sinh ở hầu hết các ngành đào tạo của trường với mức tăng phổ biến từ 25 - 35 chỉ tiêu, nâng tổng số tuyển sinh lên 1.430 chỉ tiêu (tăng gần 200 chỉ tiêu so với năm 2010). Riêng ngành cử nhân tiếng Trung thương mại giảm 50%, còn 35 chỉ tiêu).

Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum dự kiến tổng số tuyển sinh lên 510 chỉ tiêu (tăng thêm 185 chỉ tiêu). Trường CĐ Công nghệ Đà Nẵng tăng thêm 100 chỉ tiêu; Trường CĐ Công nghệ thông tin cũng tăng thêm 50 chỉ tiêu, nâng tổng số tuyển sinh lên 600 chỉ tiêu.

Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Việt, Trưởng ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng, cho hay, ngoài Trường ĐH Kinh tế có thêm ngành mới, năm 2011, Trường ĐH Đà Nẵng mở thêm nhiều ngành khác ở các trường thành viên. Như trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng thêm ngành Ngôn ngữ học (50 chỉ tiêu).

Phân viện ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum tuyển sinh ngành mới Kỹ sư xây dựng cầu đường và thêm 3 ngành mới cho hệ CĐ, gồm: Xây dựng dân dụng, Kế toán và QTKD (mỗi ngành tuyển 70 chỉ tiêu). Đồng thời, đóng cửa những ngành ít có nhu cầu như Sư phạm giáo dục đặc biệt (chuyên ngành giáo dục hòa nhập bậc tiểu học) và Sư phạm giáo dục thể chất - giáo dục quốc phòng tại Trường ĐH Sư phạm.

Theo Thạc sĩ Phạm Văn Tường, Phó chánh Văn phòng ĐH Đà Nẵng: bắt đầu từ năm học 2011 - 2012, đơn vị triển khai đào tạo chương trình thứ hai cho sinh viên tại tất cả các trường thành viên. Theo đó, sinh viên có cơ hội được học hai ngành khác nhau, chuyển đổi ngành nghề đào tạo và lấy hai bằng tốt nghiệp ở các trường ĐH thành viên.

Trường ĐH Đà Nẵng quy định, ngành đào tạo chương trình thứ 2 phải cùng khối thi tuyển sinh, khác ngành và có trình độ đào tạo không cao hơn trình độ đào tạo ở chương trình thứ nhất. Nếu khác khối thi, chỉ được học theo hình thức vừa học vừa làm. Sinh viên tham gia chương trình đào tạo thứ hai, được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương ở chương trình thứ nhất.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG