Tư vấn chọn ngành, học hai trường

Thiếu tướng Nguyễn Văn Cảnh, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, tư vấn tuyển sinh cho thí sinh Ảnh: Q.H
Thiếu tướng Nguyễn Văn Cảnh, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, tư vấn tuyển sinh cho thí sinh Ảnh: Q.H
TP - Trong ngày hội tuyển sinh tại ĐH Bách khoa Hà Nội ngày 13-3, các chuyên gia giải đáp nhiều thắc mắc về các ngành học và thi tuyển vào trường công an.

> Gần 1.300 chỉ tiêu vào các trường quân đội

Thiếu tướng Nguyễn Văn Cảnh, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, tư vấn tuyển sinh cho thí sinh Ảnh: Q.H
Thiếu tướng Nguyễn Văn Cảnh, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, tư vấn tuyển sinh cho thí sinh. Ảnh: Q.H.

Một học sinh thắc mắc, khoa Văn của ĐH Sư phạm và khoa Văn của ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (KHXH&NV) có khác gì nhau; nếu học khoa Văn không phải của trường Sư phạm, muốn làm giáo viên dạy văn có được không?

Theo thầy Nguyễn Kim Sơn, Phó Hiệu trưởng ĐH KHXH&VN – ĐH Quốc gia Hà Nội, tại khoa Văn của ĐH KHXH&NV, sinh viên được đào tạo thiên về nghiên cứu các nền văn học, lý luận văn học. Mới đây, khoa Văn của ĐH KHXH&NV có thêm bộ môn Nghệ thuật học và một số môn như phê bình nghệ thuật, nghệ thuật điện ảnh, sáng tạo kịch bản điện ảnh, sân khấu...

Tại khoa Văn của các trường ĐH Sư phạm hoặc của trường ĐH Giáo dục – ĐH Quốc gia Hà Nội, sinh viên được đào tạo chủ yếu để giảng dạy văn học trong các trường phổ thông. Người tốt nghiệp khoa Văn ĐH KHXH&NV vẫn có thể dạy văn trong các trường phổ thông nếu họ học thêm một khóa 3 - 4 tháng nghiệp vụ sư phạm.

Một học sinh khác hỏi về sự khác nhau về ngành tài chính ngân hàng trong các trường ĐH khác nhau. Cô Lê Thị Thu Thủy, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Ngoại thương, trả lời: Bộ GD&ĐT ban hành một chương trình khung của các ngành, trong chương trình khung có các môn bắt buộc các trường phải dạy.

Ngoài ra, chương trình khung để ra một khoảng hơn 40% số môn do từng trường đưa vào. Sự khác biệt giữa một ngành của trường này với trường khác là ở những môn do từng trường đưa vào. Ví dụ, ĐH Ngoại thương đào tạo 3 chuyên ngành: Tài chính Quốc tế, Ngân hàng, Phân tích và Đầu tư Tài chính.

Giải đáp một thắc mắc khác về các chuyên ngành kinh tế bảo hiểm và bảo hiểm xã hội, thầy Phạm Quang Dong, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân, cho biết: Hai chuyên ngành trên là hai lĩnh vực chuyên sâu của ngành Bảo hiểm. Kinh tế bảo hiểm đào tạo cán bộ làm trong lĩnh vực trung gian tài chính để tạo ra các nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp, tập đoàn.

Bảo hiểm xã hội là một lĩnh vực phục vụ công tác an sinh xã hội, người được đào tạo sẽ làm việc trong doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm. Sự khác biệt giữa hai chuyên ngành nằm trong khoảng 6 môn học. Sự khác nhau đó có thể là độ dài môn học hoặc mức độ chuyên sâu.

Nên học hai trường hay hai chuyên ngành?

Một sinh viên ĐH Bách khoa hỏi kỳ thi tuyển sinh năm nay muốn thi vào ĐH Bách khoa khác, khi trúng tuyển liệu có được học hai trường cùng lúc. Một cán bộ quản lý đào tạo ĐH Bách khoa trả lời: Theo quy chế của Bộ GD&ĐT, thí sinh đang là sinh viên một trường ĐH muốn thi vào trường ĐH khác phải được sự đồng ý của hiệu trưởng trường đang học.

Ngày hội tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp được báo Tuổi trẻ, ĐH Bách khoa Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức. Tham gia sự kiện không chỉ có các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP Hà Nội mà còn có nhiều trường đến từ TP HCM, Đà Nẵng.  

Thầy Nguyễn Quang Dong khuyên: “Theo kinh nghiệm của tôi, em sẽ gặp nhiều khó khăn nếu học cùng một lúc hai trường. Lịch học của hai trường khác nhau, tất yếu nhiều giờ học trùng nhau, em buộc phải chọn học ở một trong hai nơi. Do đó, em không được dự thi nhiều môn học và luôn phải đối mặt với nguy cơ bị buộc thôi học giữa chừng. Tôi nghĩ em nên học hai chuyên ngành trong một trường ĐH”.

Các cán bộ quản lý đào tạo của các trường ĐH khác cho biết, hiện nay, nhiều trường mở ngành khá đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trường mình được học cùng một lúc hai chuyên ngành.

Thầy Trần Quang Bình, Phó Hiệu trưởng ĐH Hà Nội, nói: “Trong kỳ thi tuyển sinh sắp tới, em có thể đăng ký vào ĐH Hà Nội khoa tiếng Anh. Nếu trúng tuyển, sau năm thứ nhất, kết quả học tập của em đạt 7,0 trở lên em có quyền đăng ký vào học bất kỳ chuyên ngành nào của ĐH Hà Nội. Rất nhiều sinh viên ĐH Hà Nội đang tận dụng tốt quy định này. Với cách thức này, chỉ sau 5 năm học, nhiều thí sinh có hai bằng ĐH của hai chuyên ngành”.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG