Các biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy cấp

Các biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy cấp
TPO - Bệnh tiêu chảy cấp có nguy cơ lan rộng đến nay ở  Hà Nội đã có 395 người mắc, trong đó số mắc mới đã 51 bệnh nhân, toàn quốc 600 người xuất hiện ở 11 tinh thành phố.
Các biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy cấp ảnh 1
Lòng lợn mắm tôm, rau sống - Khoái khẩu nhưng liệu chừng

Để góp giải pháp phòng bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm này cần có một giải pháp toàn diện, quyết liệt tránh sự bùng nổ của dịch. Sự lan truyền của vi khuẩn gây bệnh có thể qua nhiều con đường :

- Truyền trực tiếp vi khuẩn ở người bệnh sang người lành theo con đường: phân - chân tay - miệng.

- Từ chất nôn, phân người bệnh - ruồi nhặng, chuột, dán và các côn trùng khác đưa đến thức ăn và đến người lành.

- Từ chất nôn, phân người bệnh – nước – thực phẩm đến người lành.

Chính do có nhiều đường lây như vậy mà có nhiều người bị tiêu chảy cấp liên quan đến mắm tôm - Loại thực phẩm dậy mùi cuốn hút ruồi nhặng đến và vi khuẩn gây tiêu chảy cấp đã bám vào chân, cánh ruồi và mang vi khuẩn đến các món ăn, các thực phẩm và  nước.

Chúng ta sẽ thấy không chỉ mắm tôm mà rất nhiều loại thực phẩm, món ăn, và qua tay chân và đặc biệt là nước làm bùng nổ dịch tiêu chảy cấp, bệnh tả. Chính vì vậy mà từ cách nhìn nhận rõ con đường lan truyền bệnh để đưa ra các giải pháp phòng chống tiêu chảy nguy hiểm một cách tận gốc và toàn diện    

Biện pháp vệ sinh môi trường và cá nhân: 

- Vệ sinh môi trường trước tiên là việc khống chế sự phát triển ruồi, nhặng, gián, chuột... Muốn hạn chế cần thu gom các chất thải bỏ, xử lý rác hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Chính việc hạn chế sự phát triển ruồi, nhặng sẽ đóng góp một phần lớn vào việc ngăn chặn sự phát tán mầm bệnh.

Công tác vệ sinh môi trường không cho các loại ruồi, nhặng phát triển bằng việc thu gom rác thải, các chất thải bỏ ở các cơ sở chế biến thực phẩm, các nhà hàng ăn uống chợ, đường phố, tập thể, hộ gia đình cần thường xuyên và đúng yêu cầu vệ sinh.

Quản lý và sử lý phân, chất thải của người lành và người bệnh chặt chẽ, đối với phân chất nôn của người bệnh tiêu chảy dùng Cloramin B, vôi bột để khử khuẩn, đảm bảo không còn mầm bệnh đưa vào môi trường.

- Đảm bảo vệ sinh và an toàn nguồn nước sạch là rất quan trọng. Các khu vực có nguồn nước máy cung cấp cũng không được chủ quan mà cần có biện pháp sát chặt chẽ để bảo đảm tuyệt đối mầm bệnh xâm nhập qua ruồi nhặng, chuột và các loại côn trùng, động vật truyền vào.

Các nhà máy nước cũng như cơ quan giám sát chất  lượng  nước cũng có chế độ giám sát chất lượng vệ sinh nước liên tục. Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ. Tất cả nước ăn, uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất Chloramin B.

Không  đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng của bệnh nhân hay vứt súc vật chết, rác xuống ao, hồ, sông.

- Vệ sinh cá nhân trong việc phòng tiêu chảy cần lưu ý cho mọi người dân ý thức vệ sinh sau khi đi ngoài, hay giúp người bệnh vệ sinh chất thải. Phải rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh phát tán mầm bệnh.

- Vệ sinh ăn uống: Ăn chin uống sôi, không ăn rau sống, nước không được đun sôi, nước đá làm từ nguồn nước sạch và đảm bảo chất lượng vệ sinh.

Tránh các thực phẩm và các món ăn dễ bị nhiễm khuẩn và dễ mang mầm bệnh, đặc biệt là các thực phẩm cuốn hút ruồi nhặng đến reo rắc mầm bệnh như: mắm tôm, mắm tép và một số thực phẩm dễ có  mầm bệnh như hải sản sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…

Điểm quan trọng trong vệ sinh ăn uống là người dân nên tránh ăn ở các nhà hàng, quán ăn mất vệ sinh, không chế biến bằng nước sạch, có nhiều ruồi nhặng, không vệ sinh sạch sẽ.

Không ăn các món ăn không nấu chín như các món tái, nộm, rau sống và ngay cả những thức ăn chín mà không được bảo quản vệ sinh tốt như các loại lòng lợn, nem chả, giò bày bán ở chợ mà ruồi nhặng bâu đậu làm nhiễm mầm bệnh nguy hiểm.   

- Khi bị tiêu chảy cấp, nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để đều trị đúng phác đồ, tránh bị mất nước trầm trọng và nhiễm độc. Bệnh nhân cần tuân thủ thời gian điều trị, cách ly và không bỏ về sớm khi chưa được phép của cơ sở điều trị khẳng định không còn mầm bệnh sau 3 lần xét nghiệm âm tính.

Gia đình người bệnh cần báo ngay cho trạm y tế để có biện pháp khử khuẩn và xử lý môi trường xung quanh nhà bệnh nhân bằng phun CloraminB và rắc vôi bột đảm bảo không còn ổ phát tán mầm bệnh.

                PGS.TS Phạm Duy Tường
      Trưởng bộ môn Dinh dưỡng& An toàn thực phẩm
Phó trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.