Cách nhận biết thực phẩm có chứa formol

Cách nhận biết thực phẩm có chứa formol
Không phải tất cả mọi người đều có thể biết được thực phẩm nào chứa hay không chứa formol, sau đây là một số cách để chọn thực phẩm thực sự tươi sống, đảm bảo sức khỏe.

>>> Formol huỷ hoại sức khoẻ con người ra sao?

Cách nhận biết thực phẩm có chứa formol ảnh 1
Người tiêu dùng nên sử dụng những thực phẩm tươi, không chứa formol

- Đối với cá: Nếu khi ấn nhẹ vào cá mà thấy mềm mại thì có khả năng cá không chứa formol, nên chọn cá hãy còn mùi đặc trưng của cá, tốt nhất là mua cá còn tươi.

- Đối với đậu phụ: Chọn đậu phụ bề mặt trơn và cứng tự nhiên, ở một số nước Châu Á người dân được khuyên nên ăn đậu phụ ở dạng nước hay còn gọi là đậu phụ Nhật Bản.

- Đối với mì sợi: Tại các nước xung quanh đều khuyên không nên chọn những loại có màu "bắt mắt" (mì sợi tại một số quốc gia Châu Á thường được nhuộm màu). Nên rửa thực phẩm cẩn thận dưới vòi nước vì formaldehyde tan trong nước.

Ngoài việc tránh mua thực phẩm có chứa formol, quan trọng hơn là việc kêu gọi người buôn bán và sản xuất thực phẩm không cho formol vào thực phẩm vì bất kể lý do gì và quan trọng là cần biết rõ nguồn gốc của thực phẩm. Biết đâu chính gia đình mình hay người thân có thể ăn phải loại thực phẩm trên.

Cần tăng chế tài xử phạt

Tại sao đã tuyên truyền, đã cấm sử dụng hàn the, formol trong thực phẩm nhưng người ta vẫn cứ dùng? Rất nhiều ý kiến cho rằng nguyên nhân đầu tiên thuộc về chính quyền sở tại.

Pháp lệnh VSATTP (điều 43) quy định UBND các cấp phải chịu trách nhiệm quản lý trên địa bàn của mình về vấn đề ATTP nhưng UBND các cấp do nhiều lý do (lực lượng mỏng, trình độ chuyên môn yếu, nhận thức,....) đã không tiến hành kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Nguyên nhân thứ hai là vì tổ chức bộ máy VSATTP từ trung ương đến địa phương còn yếu và thiếu. Nguyên nhân khác rất quan trọng là chế tài xử phạt chưa nghiêm minh, chưa đủ sức răn đe.

Đối tượng đưa các chất độc hại vào thực phẩm phải bị truy tố trước pháp luật, phải bị phạt thật nặng để không dám tiếp tục và gia tăng tái phạm, các cơ sở vi phạm cần bị rút giấp phép, đóng cửa.

Có thể lấy Indonesia để so sánh: Người sử dụng formol trong thực phẩm sẽ bị phạt tối đa 5 năm tù và khoảng 60.000USD.

Hy vọng rằng với sự chỉ đạo sát sao và cương quyết của Chính phủ, sự phối hợp nhịp nhàng của các bộ, các ngành, các địa phương, sự tự giác của người sản xuất, sự cảnh giác của người tiêu dùng, cũng như sự nghiêm khắc của pháp luật, vấn đề VSATTP nói chung và formol nói riêng chắc chắn sẽ có những chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

Theo T.S Phùng Hà (Bộ Công nghiệp)
Lao động

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.