H5N1 vẫn đang tiến hoá

H5N1 vẫn đang tiến hoá
Năm 1997, H5N1 đã bị chết ở nhiệt độ 37 độ C trong hai ngày. Nhưng hiện tại, H5N1 có thể tồn tại trong sáu ngày ở nhiệt độ 37 độ C. Virut H5N1 vẫn đang tiến hoá.

Các chuyên gia dẫn đầu nghiên cứu bệnh cúm thuộc bệnh viện Bệnh viện Nghiên cứu Trẻ em St Jude, Mỹ khuyên các quốc gia không nên coi nhẹ phòng chống virut cúm gia cầm H5N1. Hiện nay, virut này có thể tồn tại lâu hơn trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao và ẩm ướt.

Trước đây, một số nhà khoa học đã phát hiện virut H5N1 thời điểm hoạt động tích cực nhất, có thể dễ dàng truyền nhiễm sang gia cầm vào những tháng có thời tiết mát mẻ từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau ở vùng bán cầu bắc.

Nhưng gần đây, các nhà khoa học đang lo ngại chủng virut này sẽ bùng phát trở lại vào những tháng mùa hè.

Chuyên gia nghiên cứu virut cúm Robert Webster, Bệnh viện Nghiên cứu Trẻ em St Jude đã cảnh báo sự coi nhẹ và đánh giá thấp sự tồn tại của chủng virut này.

Chuyên gia Robert Webster cho biết "Khi chúng tôi kiểm tra virut H5N1 ở Hồng Kông năm 1997, virut này đã bị chết ở nhiệt độ 37 độ C trong hai ngày. Nhưng hiện tại, chủng virut H5N1 có thể tồn tại trong sáu ngày ở nhiệt độ 37 độ C và tồn tại ít nhất một tuần trong phòng có điều kiện nhiệt độ ẩm ướt".

Sự tồn tại của chủng virut H5N1 trong điều kiện ẩm ướt này đã truyền nhiễm sang những con vịt ở Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc năm 2004, 2005. Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện thấy trường hợp tương tự khi tiến hành kiểm tra những con vịt ở Ấn độ, Châu Phi, Trung Đông và một số nước ở Châu Âu.

Kể từ khi chủng virut H5N1 bùng phát trở lại ở Châu Á vào cuối năm 2003, H5N1 đã truyền nhiễm sang 205 người, làm chết 113 người trên toàn thế giới. Trong mấy tháng gần đây, chủng virut này đã lan rộng từ Châu Á sang một số nước Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.

Mặc dù, chủng virut H5N1 này đã chiếm ưu thế là một loại virut truyền nhiễm từ gia cầm sang người. Các chuyên gia đang lo ngại rằng sự tồn tại và tiến hoá của nó rồi đến một lúc nào đó sẽ chuyển sang truyền nhiễm từ người sang người và trở thành một đại dịch ở người.

Các biện pháp làm gián đoạn sự truyền nhiễm

Các chuyên gia nghiên cứu bệnh cúm đã kêu gọi tất cả các quốc gia hành động và phối hợp làm gián đoạn sự phát triển của chủng virut H5N1 bằng cách cách ly nhưng con vật nuôi khỏi chim di cư. Hay cách ly người với vật nuôi có thể làm gián đoạn một nửa sự truyền nhiễm.

Một chuyên gia đã từng nghiên nghiên cứu các virut cúm trong ba thập kỷ kêu gọi cần phải thận trọng hơn nữa việc ngăn chặn sự phát triển chủng virut H5N1 ở Châu Á, những vùng chăn nuôi nhiều vịt là "mầm" virut H5N1 trong tự nhiên.

Bảo vệ lúa khỏi những côn trùng có hại bởi vì vịt bị truyền nhiễm từ gà và một khi đã có sự truyền nhiễm chéo như vậy thì chủng virut này cũng có thể truyền nhiễm sang tất cả mọi vật nuôi khác nữa.

Khi lần đầu tiên, virut cúm gia cầm bắt đầu xuất hiện ở gia cầm vào đầu những năm 1980 ở Miền nam Trung Quốc, các nhà khoa học đã cảnh báo, không có gì dễ lây nhiễm hơn từ phân của những con gia cầm đã bị truyền nhiễm H5N1.

Sự phát triển của chủng virut H5N1 ở gia cầm hiện nay đã bị hạn chế. Nhưng chúng có thể tiến hoá tồn tại lâu hơn trong những điều kiện môi trường khí hậu nóng và ẩm ướt.

Theo Ngọc Huyền
VietnamNet

MỚI - NÓNG