Không nên dùng nước hoa quả để uống thuốc

Không nên dùng nước hoa quả để uống thuốc
TPO - Ngày 19/8, trong kỳ họp quốc gia lần thứ 236 của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, các nhà khoa học đã công bố một số tác hại của nước hoa quả khi dùng chung với thuốc trị bệnh.

Không nên dùng nước hoa quả để uống thuốc

Không nên dùng nước hoa quả để uống thuốc ảnh 1

Đoàn nghiên cứu thuộc trường Đại học Tây Ontorio, Luân Đôn, Anh với sự dẫn dắt của giáo sư chuyên ngành Hóa dược David Bailey đã công bố công trình nghiên cứu của mình trong kỳ họp nói trên. 

Giáo sư Bailey và cộng sự đã chỉ ra rằng uống nước cam có thể làm giảm đáng kể hiệu quả của các loại thuốc điều trị những loại bệnh về tim mạch, huyết áp hay ung thư. Nước táo hay nước nho cũng góp phần vô hiệu hóa một vài loại kháng sinh hoặc thuốc trị cảm sốt.

Một cốc nước quả trong bữa ăn sáng có thể tăng lượng Vitamin C trong cơ thể, tuy nhiên, nó cũng là tác nhân ngăn cản thuốc đi vào mạch máu, và vì thế khiến cho các thành phần hóa học của thuốc trở nên vô tác dụng.

Những nhà nghiên cứu cho hay các thành phần của thuốc đều có tác dụng rất quan trọng trong việc trị bệnh, thế nhưng người bệnh thường vô tình làm mất đi những công dụng đó bằng việc dùng nước ép hoa quả thay cho nước tinh khiết trong suốt thời gian điều trị. 

Nhà nghiên cứu David Bailey cho biết “Đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Tôi chắc rằng chúng tôi sẽ tìm ra thêm nhiều loại thuốc bị ảnh hưởng xấu bởi cách dùng này”.

20 năm trước, Giáo sư Bailey đã chứng minh nước nho ảnh hưởng nghiêm trọng tới các công dụng của thuốc hạ huyết áp felopdipine. Thuốc theo như các nghiên cứu đã bị yếu đi rất nhiều bởi nước nho, nước cam và nước táo, trong đó có cả các chất hạ huyết áp như atenolol celiprolol, telinolol và thuốc trị cảm sốt fexofenadine.

Và ngay cả loại kháng sinh phổ biến như ciprofloxacin cũng bị ảnh hưởng, giống như thuốc điều trị ung thư etoposide và một vài loại thuốc được chỉ định chống sự lan rộng của các tế bào di căn.

Một loạt thuốc trị bệnh quen thuộc, trong đó có thuốc điều trị cao huyết áp sẽ bị giảm một nửa tác dụng nếu uống chung với một vài loại nước hoa quả. Những chất hóa học tìm thấy trong các loai nước nho, táo hay cam có thể làm đào thải các chất hóa học có lợi của thuốc. 

Tháng trước, một nghiên cứu của trường Dược Harvard đã chỉ ra rằng chỉ một ly nước cam mỗi ngày cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ bị tiểu đường ở những người ăn kiêng không đúng cách. 

Mặc dù vậy, ăn hoa quả lại giúp giảm thiểu các khả năng gây bệnh. Người ta cho rằng sự thiếu hụt chất xơ trong nước quả đã gây ra các triệu chứng nguy hại, làm tăng lượng đường trong máu, và biến nước quả từ một thứ đồ uống có lợi thành những chất gây hại. 

Thanh Xuân (Theo London FP, Daily Mail)

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.