Mào gà bất đắc dĩ

Mào gà bất đắc dĩ
Đây là một bệnh rất thường gặp trong số các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD). Cho dù rất nhiều người mang virus này trong người nhưng không có một triệu chứng nào bộc lộ (không có biểu hiện lâm sàng). Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ.
Mào gà bất đắc dĩ ảnh 1

Ngày bé chúng ta thường được nghe một câu chuyện cổ tích "Chị gà mái hoa mơ" vì tính tình hiền dịu lại vui vẻ đáng yêu, biết giúp đỡ mọi người  nên đã được ban thưởng một bông hoa vĩnh cửu - đó là chiếc mào đỏ chót, tươi tắn được cài ngay trên đầu của chị, chị gà tự hào lắm...

Còn bệnh “sùi mào gà" nếu được "ban tặng" thì lại hơi bị nhiều phiền toái đấy!

Đây là một bệnh rất thường gặp trong số các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD). Cho dù rất nhiều người mang virus này trong người nhưng không có một triệu chứng nào bộc lộ (không có biểu hiện lâm sàng). Bệnh thường gặp ở cả nam và nữ.

Nhiễm bệnh từ đâu?

Bệnh gây nên do virus có tên HPV (Human Papilloma virus) - vi khuẩn gây u nhú ở người và có thể xuất hiện ở bất kỳ chỗ nào trong cơ quan sinh dục hoặc trong hậu môn.

Bệnh lây do tiếp xúc trực tiếp da- với- da trong quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus

Không thể bị lây bệnh nếu chỉ gần gũi thân thể  như ôm ấp, hôn,  tắm chung bồn, dùng chung khăn tắm, ăn chung bát đĩa, chỗ đi vệ sinh hoặc từ bể bơi...

Dấu hiệu và triệu chứng

Chỉ có khoảng 1%  số người nhiễm  viruts HPV thấy xuất hiện mụn ở dạng những u nhú màu hồng tươi, mềm có chân hoặc có cuống (có hình như súp lơ), không đau, đụng chạm dễ chảy máu sau khoảng từ hai tuần đến vài tháng. Sự gây hại và biểu hiện của bệnh đối với  mọi người không giống nhau, bệnh có thể là:

· Có thể chỉ có một hay nhiều mụn

· Có thể mọc bất kỳ chỗ nào trong cơ quan sinh dục (ở cửa mình, đường niệu đạo, cổ tử cung, trên dương vật) quanh hậu môn, thậm chí gặp cả ở miệng, họng

· Mụn không gây đau nhưng gây ngứa ngáy khó chịu

Chuẩn đoán và chữa trị

Bệnh rất đặc hiệu nên việc chuẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng

Việc lấy mẫu làm xét nghiệm, thăm khám không đau đớn, nhưng hơi khó chịu. Nếu có nghi ngờ nhưng biểu hiện không rõ, dung dịch dấm loãng có thể biến các nốt mụn sang màu trắng. Cần khám cả phía trong âm đạo, hậu môn để kiểm tra các mụn ẩn.

>>Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất được ghi nhận ở cả nam và nữ độ tuổi từ  20 đến 24, tuy nhiên đối với tất cả những người có hoạt động tình dục bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc<<

 Xử lý làm khỏi các mụn không mấy khó khăn, tuy nhiên nếu chỉ xử lý một lần ít khi khỏi được. Việc điều trị ra sao tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh, số lượng vị trí có mụn trong cơ quan sinh dục, típ virus HPV.

 Có hai biện pháp xử lý khá phổ biến :

· Chấm hóa chất hoặc bôi kem đặc trị (Axid trichloaxetic 80-90% hoặc dung dịch Podophylin 10-25%) lên mụn và sau đó rửa sạch.

· Đốt lạnh bằng nitơ lỏng hoặc đốt điện

Rất có thể sau khi điều trị  các nốt mụn khỏi một thời gian rồi lại tái phát, vì viruts HPV vẫn còn trong cơ thể. Hiện nay các phương thức điều trị bệnh sùi mào gà chỉ có tác dụng giảm triệu chứng mà không khỏi hoàn toàn. Điều trị bệnh đối với phụ nữ có thai, đang cho con bú và có thương tổn ở cổ tử cung cần thận trọng (không bôi Podophylin) đảm bảo an toàn.

Điều gì xẩy ra nếu không chữa trị được?

Nói chung, bệnh không gây những vấn đề trầm trọng cho sức khỏe. Có người không để ý, không đến các cơ sở y tế chữa trị bệnh cũng có thể tự khỏi. Có hơn 100 loại virus HPV khác nhau gây bệnh cảnh khác nhau,  nhưng chỉ có một vài loài có liên quan, biến đổi có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

>>Để tránh lây nhiễm bệnh  cần luôn nhớ: học sử dụng bao cao su đúng cách, luôn chuẩn bị sẵn bên mình để tiện sử dụng khi có hoạt động tình dục.<<

Người bị sùi mào gà cổ tử cung cần làm phiến đồ cổ tử cung định kỳ hàng năm để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Cũng có những ý kiến cho rằng tần suất sùi mào gà trên người nhiễm HIV khá cao.

Đối với phụ nữ có thai bị sùi mào gà không được điều trị có nguy cơ gây u nhú thanh quản ở trẻ sơ sinh.

Hiện nay vẫn chưa có thuốc diệt virus sùi mào gà nên người bệnh có thể mang mầm bệnh suốt đời cho dù không còn triệu chứng nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình.

Khi mắc bệnh cần đến các trung tâm y tế lớn (cấp Huyện trở lên) để được chuẩn đoán, tư vấn, xét nghiệm HIV, đặc biệt là các trường hợp sùi rộng, tái phát, tránh lây lan sang người khác.

Theo Bùi Khanh
Mỹ phẩm

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.