Vợ chồng trẻ hiếm muộn... ngày càng nhiều

Vợ chồng trẻ hiếm muộn... ngày càng nhiều
Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, số lượng các cặp vợ chồng đến khám, điều trị vô sinh tại khoa Hiếm muộn ngày một gia tăng.
Vợ chồng trẻ hiếm muộn... ngày càng nhiều ảnh 1
Em bé ra đời từ thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Từ Dũ. ảnh: Đ.N.Thạch

Theo bác sĩ Hồ Mạnh Tường - Trưởng khoa Hiếm muộn (Bệnh viện Từ Dũ, TPHCM) - do nhịp sống công nghiệp căng thẳng, công việc bộn bề nên ngoài việc lập gia đình trễ, đại đa số các cặp vợ chồng không muốn có con sớm trong vòng 1 - 2 năm đầu sau khi cưới. Số đông muốn thư thả vài năm rồi mới sinh con. Trong khoảng thời gian đó họ dùng các biện pháp ngừa thai như uống thuốc, đặt vòng...

Trong đó, nhiều cặp vợ chồng ngừa thai trong thế bị động, vỡ kế hoạch, nghĩa là để có thai rồi mới lên kế hoạch "bỏ" thai. Thống kê của Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ - trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình (TP.HCM) cho thấy, số trường hợp nạo phá thai tại TP.HCM (chỉ tính ở các cơ sở y tế công) là trên 100.000 ca/năm, nhiều hơn cả số trường hợp sinh đẻ.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường cho biết, chính việc phá thai nhiều lần, nhất là phá thai lén lút ở những cơ sở tư nhân không đảm bảo vệ sinh, đã gây viêm nhiễm ở người phụ nữ và là nguyên nhân gây hiếm muộn, khó có con hay vô sinh vĩnh viễn. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc ngừa thai liên tục trong một khoảng thời gian kéo dài 5 - 7 năm cũng sẽ khiến cho người phụ nữ khó có thai sau khi ngưng thuốc so với người bình thường.

Ngoài việc kéo dài thời gian có con quá lâu, việc nam nữ có lối sống "thoáng", quan hệ tình dục trước hôn nhân là khá phổ biến, dẫn đến việc nhiều bạn gái còn rất trẻ đã phải sử dụng thuốc tránh thai, hay "giải quyết" thai nhiều lần. Điều này cũng dẫn đến việc họ dễ bị vô sinh sau khi lập gia đình. Chính vì vậy, nguyên nhân khiến phụ nữ bị vô sinh thường gặp nhất là do viêm nhiễm cổ tử cung, âm đạo gây tắc vòi trứng..., kế đến mới là do rối loạn nội tiết.

Một điều đáng chú ý khác là: trong số các cặp vợ chồng đến điều trị vô sinh tại Bệnh viện Từ Dũ, nguyên nhân do người chồng lại chiếm nhiều hơn là do người vợ. Thường gặp nhất là do số lượng và chất lượng tinh trùng của người chồng kém. Theo các bác sĩ, tình trạng ô nhiễm môi trường, thực phẩm; cuộc sống căng thẳng, thường xuyên bị stress; lối sống, sinh hoạt vô độ (dùng nhiều bia, rượu, thuốc lá...); hay ăn chơi bừa bãi lúc còn trai trẻ dễ dẫn đến viêm nhiễm đường sinh dục... là những yếu tố khiến chất lượng tinh trùng của người đàn ông bị giảm sút.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường cho biết hình thể bên ngoài không liên quan đến chức năng sản xuất tinh trùng ở nam giới... Còn đối với nữ,  trước 30 tuổi thì việc can thiệp bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản sẽ cho kết quả thành công cao hơn, cũng như chi phí thấp hơn. Ngược lại, với phụ nữ lớn tuổi, tỷ lệ thành công trong điều trị vô sinh thấp trong khi chi phí cao hơn nhiều do phải sử dụng thuốc nhiều hơn.

Phụ nữ ngoài 35 tuổi, dù có thai bình thường hay có thai bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì  em bé sinh ra cũng không "tốt" bằng con của phụ nữ ở tuổi trẻ hơn. Về mặt sinh học, tuổi có thai thích hợp nhất ở phụ nữ là từ 20 - 30, sau 30 tuổi, khả năng có thai bắt đầu giảm, sau 35 tuổi khả năng có thai giảm rất nhanh...

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.