Trí thức Việt kiều quan tâm đến sở hữu trí tuệ và chính sách thuế

Trí thức Việt kiều quan tâm đến sở hữu trí tuệ và chính sách thuế
(TPO)  Phóng viên TPO đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Minh Đồng - Việt kiều, đã có 32 năm sinh sống tại Đức và đã từng làm kỹ sư thiết kế cho hãng xe hơi hàng đầu tại Đức Volkswagen.

Cty Devitec do ông Nguyễn Minh Đồng thành lập có các văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Qui Nhơn - quê hương ông. Devitec được thành lập năm 1998 tại Việt Nam  chuyên về tư vấn xử lý môi trường, tư vấn nước thải, khí độc, máy nổ, năng lượng mới (mặt trời, gió), tư vấn chiến lược sản phẩm và mới đây phối hợp với Đại học Bách khoa TPHCM sản xuất máy đun nước  nóng  bằng năng lượng mặt trời.

Theo ông, cần phải có chính sách gì để thu hút chất xám Việt kiều?

Tôi thấy có 2 điểm vô cùng quan trọng: sở hữu trí tuệ và chính sách thuế.

Muốn thu hút chất xám Việt kiều phải  tôn trọng sở hữu trí tuệ. Có tôn trọng sở hữu trí tuệ mới khơi nguồn sáng tạo. Nhìn sang Singapore, từ ngày lập quốc, họ  đã có chính sách tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và đã rất thành công. Ở Việt Nam, nếu  ai có ý tưởng  muốn đem về ứng dụng ở  Việt Nam,  mà ý tưởng đó không được bảo vệ, thì chẳng  ai muốn về đầu tư cả.

Chính sách thuế  của Việt Nam có nhiều điểm chưa hợp lý. Chẳng hạn, Chính phủ chỉ chấp nhận giảm 10% thuế  cho chi phí quảng cáo, đi lại.Đây là điều bất hợp lý. Bởi tùy từng sản phẩm mà phải có chiến lược quảng cáo phù hợp, chẳng hạn như các Cty xe hơi, mỹ phẩm phải chi tới  50% cho quảng cáo, rồi chi phí hoa hồng cho đại lý tới 40%, chứ chi phí cho thiết kế, sản xuất rất thấp.

Tại sao các hãng dược phẩm nước ngoài bán chạy mặc dù rất đắt. Chính vì  họ có thông tin đầy đủ về sản phẩm. Nói tóm lại, họ đã tạo dựng được lòng tin của khách hàng.

Tất nhiên, để tạo dựng được lòng tin của khách hàng, họ phải bỏ ra rất nhiều  chi phí cho quảng cáo, chứ chi phí sản xuất chỉ chiếm 10% tổng giá thành sản phẩm, chi phí  nghiên cứu chiếm 20%, chi phí cho quảng cáo, thông tin cho khách hàng: 50% và chi phí bảo hiểm 2-3%... Có hãng nước hoa nổi tiếng  sẵn sàng bỏ  20 triệu đô la để  thuê người mẫu quảng cáo...

Rồi chi phí đi lại chẳng hạn. Nó phải có sự khác nhau giữa  giữa người làm tư vấn với người  sản xuất ở nhà... Ở Thái Lan, Singapore, nếu chi phí của anh là  hợp lý là được công nhận. Nói vậy để thấy rằng, việc áp đặt thuế cứng nhắc như vậy  có nguy cơ  bóp chết sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam. .

Mức lương thông thường của một kỹ sư tin học vừa ra trường ở các nước phát triển  là  50 000 đô la Mỹ /năm, ngay cả thợ tiện cũng có mức lương tới   70 000 đô la Mỹ / năm, lương tiến sỹ  80 000 đô la/ năm.

Thuế thu nhập cá nhân cũng chưa hợp lý. Nếu một trí thức Việt kiều ở nước ngoài, mức lương tối thiểu của họ  là  100 000 - 150 000 đô la/năm đã bị đánh thuế thu nhập ở nước sở tại. Nhưng nếu họ vừa làm việc ở bên kia, vừa về đây đầu tư tại Việt Nam quá 180 ngày,  lại  phải đóng thuế tại Việt Nam.

Khung  thuế Việt Nam áp đặt cho mức lương 100.000 đô la trở lên là 60%. Trong khi đó ở Mỹ, chỉ có 38%,  mà  thực chất lại chưa đến 20% vì thu nhập  trước khi đóng thuế đã được trừ tiền học cho con, mượn tiền ngân hàng để mua xe hơi, chi phí quần áo (khoảng  2000 đô la/ năm), học chuyên môn, tiền điện thoại, sách nghiên cứu...

Tóm lại, để thu hút chất xám của Việt kiều các ngành chức năng tại Việt Nam cần có những chính sách cụ thể hơn nữa mà những điều tôi vừa đề cập là một ví dụ.

Xin cảm ơn ông.

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.