Chứng khoán tuần mới: Lao dốc hay 'phục hồi kỹ thuật'?

Chứng khoán tuần mới: Lao dốc hay 'phục hồi kỹ thuật'?
Theo logic của giai đoạn hơn 5 tuần kéo ngang vừa qua, nếu kế hoạch xả hàng của các tổ chức lớn đã hoàn thành thì HNX sẽ tiếp tục chuỗi giảm từ từ và kết thúc bằng một đợt lao dốc với tỷ lệ mất điểm lớn hơn hẳn VNI.

Chứng khoán tuần mới: Lao dốc hay 'phục hồi kỹ thuật'?

>> Chứng khoán chờ lạm phát giảm

Theo logic của giai đoạn hơn 5 tuần kéo ngang vừa qua, nếu kế hoạch xả hàng của các tổ chức lớn đã hoàn thành thì HNX sẽ tiếp tục chuỗi giảm từ từ và kết thúc bằng một đợt lao dốc với tỷ lệ mất điểm lớn hơn hẳn VNI.

Ảnh minh họa
Chứng khoán tuần mới chờ một sự khở đầu mới.

Ngày 15-4-2011, sau hơn 5 tuần kéo ngang, chỉ số HNX đã chính thức phá đáy cũ và lập đáy mới 88 điểm. Khối lượng giao dịch giảm dần qua các phiên và tâm trạng chán nản của nhà đầu tư là hai đặc điểm nổi bật trong khoảng thời gian trên.

Tương ứng với hiện tượng chỉ có khoảng 30% số tài khoản chứng khoán thực chất được đưa vào giao dịch, trong khi số còn lại nằm "chết", khối lượng và giá trị giao dịch những ngày qua thậm chí còn thấp hơn cả mức trung bình của giai đoạn tháng 8 đến 11-2010, thể hiện sự mòn mỏi và thiếu trầm trọng độ tin cậy vào thị trường.

Nếu như thị trường chứng khoán của chúng ta có được một chỉ số đánh giá niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường như dạng chỉ số VIX của Mỹ thì có lẽ giờ đây "VIX Việt Nam" ắt phải rất cao (theo nguyên tắc, chỉ số VIX của Mỹ càng cao thì niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường càng thấp; và ngược lại).

Trong 3 phiên giao dịch tuần qua, lại vẫn là "nghệ thuật làm xiếc" của người điều khiển thị trường với mã MSN là kép chính trên sân khấu. Cổ phiếu này đã được "nhồi" một lượng mua trần trong phần lớn thời gian giao dịch và đã tăng đến gần 10%, góp một phần đáng kể cho chỉ số VN-Index (VNI), do vậy VNI đã không bị giảm bao nhiêu cho dù nhiều mã cổ phiếu bluchip trượt dần đều qua các phiên.

Thống kê của Vietstock cho thấy những cổ phiếu có vốn hóa lớn (large-cap) trong tuần qua đã tăng được 0,55%, trong khi mid-cap (cổ phiếu vốn hóa trung bình) giảm 2,86%, còn small-cap (cổ phiếu vốn hóa nhỏ) giảm 3,25% và micro - cap (cổ phiếu vốn hóa siêu nhỏ) giảm đến 3,56%.

Sự chênh lệch quá lớn này tạo nên hiệu ứng "xanh vỏ đỏ lòng" và làm cho nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ cảm thấy bị đối xử bất công ghê gớm khi một số cổ phiếu mid-cap và small-cap có giá trị mà họ nắm giữ cũng bị sụt giảm. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu có vốn hóa nhỏ và siêu nhỏ luôn đứng trước nguy cơ cạn kiệt thanh khoản bởi giá trị giao dịch đã thấp đi đáng kể qua các phiên. Lo sợ triển vọng kém thanh khoản, một số nhà đầu tư sẵn sàng bán mạnh cổ phiếu nhỏ vào bất cứ lúc nào có dấu hiệu thị trường chuẩn bị lao dốc.

Cho tới nay, hàng loạt cổ phiếu đã lập mặt bằng giá mới, thấp hơn rất nhều so với đỉnh vào tháng 5-2010. Một trong những cổ phiếu "tín hiệu" là VSP của sàn Hà Nội, đã sụt từ mức 65.000 đồng xuống chỉ còn 18.000 đồng, tương đương tỷ lệ giảm 73%.

Cũng có độ giảm tương ứng với VSP là cổ phiếu SRA, từ giá 48.000 nay chỉ còn khoảng 13.000. Trên sàn HOSE, khá nhiều cổ phiếu đang tạo nên đồ thị suy giảm giống hệt thời kỳ năm 2008 như PVT, VTO, VIS, CAD... Nhưng lập quán quân về việc đánh mất giá trị có lẽ là cổ phiếu DVD, từng một thời được làm giá lừng lẫy, nay chỉ còn khoảng 1/10 giá trị vào thời điểm tháng 9-2010 (sau khi chia giá).

Tình trạng bất công giữa large-cap với các cổ phiếu còn lại cũng tương tự như giữa VNI và HNX. Trong hơn 5 tuấn kéo ngang, trong khi HNX thậm chí bị thủng đáy cũ thì VNI không những không giảm mà còn tăng đến 2%. Đây là giai đoạn có khá nhiều điểm tương đồng với giai đoạn cuối tháng 8 - cuối tháng 11-2010.

Còn lùi xa hơn nữa về quá khứ, có thể so sánh với giai đoạn tháng 7-2010, khi thị trường cũng đi ngang để chuẩn bị bước vào một đợt lao dốc. Tuy nhiên, giai đoạn tháng 6-7/2010 còn nhiều cổ phiếu nhỏ tăng mạnh hơn hẳn bluechip, trong khi cả tháng trời qua đa số cổ phiếu nhỏ có độ rớt giá mạnh hơn bluechip.

Với việc HNX phá vỡ đáy cũ 88,5 điểm, càng khó có thể hy vọng vào một phép màu lật ngược thế cờ từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng. Trong phần nhận định thị trường tuần từ 18 đến 22-4-2011, phần lớn các công ty chứng khoán đều lo ngại về triển vọng hồi phục của HNX.

Công ty chứng khoán ACB cho rằng HNX có thể bị giảm sâu, còn Vietstock không hoàn toàn chắc chắn vùng 80-90 sẽ là khu vực vững chắc mà HNX có thể trụ được. Những nhận định đó càng như được củng cố thêm bởi trong tuần tới, một thông tin không mấy khả quan tiếp tục tác động đến tâm lý nhà đầu tư là chỉ số CPI sẽ giữ ở mức khá cao - trên 2%.

Theo logic của giai đoạn hơn 5 tuần kéo ngang vừa qua, nếu kế hoạch xả hàng của các tổ chức lớn đã hoàn thành thì HNX sẽ tiếp tục chuỗi giảm từ từ và kết thúc bằng một đợt lao dốc với tỷ lệ mất điểm lớn hơn hẳn VNI. Nếu khả năng này xảy ra, HNX sẽ lao thẳng về đáy khủng hoảng (lập vào tháng 3-2009) là 78 điểm. Thậm chí nếu căn cứ vào phân tích kỹ thuật của một vài công ty chứng khoán thì vùng đáy trước mắt của HNX sẽ là 70 điểm.

Tuy vậy, thị trường vẫn có những cú đột biến khó lường vào những thời điểm, giai đoạn mà tiếng ca thán của nhà đầu tư nổi lên từ bốn phía. Vào cuối phiên ngày 15-4-2011, một lượng ATC vừa phải đã được đổ vào nhóm bluechip ở sàn HOSE.

Tuy đây chỉ là một dấu hiệu nhỏ và thực tế tình hình đã không được cải thiện nhiều, nhưng cũng cho thấy tín hiệu nào đó về một đợt "đánh lên" có thể xảy ra trong những phiên tới. Nếu khả năng này xảy ra, HNX sẽ có một số phiên phục hổi với biên độ dao động từ 88-95 điểm. Khi đó, thị trường lại có thể tiếp diễn một thời kỳ đi ngang nữa nhằm mục đích cho các tổ chức có đủ thời gian để xả nốt số hàng còn tồn của họ.

Theo Việt Thắng
Diễn đàn kinh tế Việt Nam

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG