10 năm với vai trò ổn định luồng tuyến

Cùng với Hà Nội mở rộng, sau 10 năm phát triển, đến nay Nước Ngầm cũng được tăng gần gấp đôi diện tích bến. Ảnh: A. Trọng.
Cùng với Hà Nội mở rộng, sau 10 năm phát triển, đến nay Nước Ngầm cũng được tăng gần gấp đôi diện tích bến. Ảnh: A. Trọng.
TP - Sau 10 năm Hà Nội mở rộng, đã có biết bao thay đổi về luồng tuyến, nhu cầu đi lại. Tuy nhiên, ngoài trở thành một trong những bến xe có quy mô lớn, văn minh nhất Hà Nội, hiện bến xe Nước Ngầm còn thực hiện tốt vai trò điều tiết, ổn định luồng tuyến xe khách liên tỉnh theo chủ trương của thành phố Hà Nội.

Nước Ngầm là một trong 5 bến xe được Quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, định hướng năm 2050 (Quyết định số 519/QĐ-TTg) của Thủ tướng Chính phủ, xác định: hoạt động ổn định đến năm 2030 và có vai trò điều tiết vận hành khách liên tỉnh trên địa bàn Thủ đô tại khu vực phía Nam. Thời điểm trước năm 2008, bến là nơi trung chuyển của các tuyến vận tải hành khách đi đến các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh… với khoảng 300 lượt xe/ngày. Đến nay, sau hơn 10 năm phát triển, đặc biệt thực hiện các kế hoạch điều chuyển, sắp xếp luồng tuyến sau khi Hà Nội được mở rộng, Nước Ngầm đã trở thành một trong những bến xe lớn nhất Hà Nội với trên 700 lượt xe/ngày, diện tích trên 17.000m2. Ngoài các tuyến chạy đến hầu hết các tỉnh miền Trung, các tỉnh phía Nam và Bắc Hà Nội, hiện Nước Ngầm còn là bến duy nhất ở Thủ đô có các chuyến xe khách chạy đến nước bạn Lào.

10 năm với vai trò ổn định luồng tuyến ảnh 1

Bến Nước Ngầm thường xuyên được lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội quan tâm, thị sát chỉ đạo. Ảnh: A. Trọng.

Từ năm 2008 (thời điểm Hà Nội được mở rộng) đến nay, Nước Ngầm được đánh giá đã thực hiện tốt nhiều chủ trương, giải pháp về quy hoạch vận tải hành khách liên tỉnh trên địa bàn thành phố. Đơn cử, tháng 7/2015, khi bến xe Lương Yên “đóng cửa”, bến Nước Ngầm là một trong 3 bến xe tại Hà Nội tiếp nhận các lượt chuyến từ bến xe này chuyển về. Tiếp đến, tháng 1 năm 2017, thành phố Hà Nội thực hiện điều chuyển 680 lượt “nốt” xe tại 3 bến trung tâm theo quy hoạch, trong đó bến xe Nước Ngầm có nhiệm vụ tiếp nhận hơn 300 lượt xe được chuyển về từ bến Mỹ Đình, Giáp Bát. Sau các đợt sắp xếp, điều chuyển đến nay bến Nước Ngầm đã có trên 700 lượt xe/ngày, bằng 90% công suất và đã đi vào hoạt động ổn định theo phương án tổ của thành phố Hà Nội.

10 năm với vai trò ổn định luồng tuyến ảnh 2

Nước Ngầm luôn tiên phong trong việc trang bị các tiện ích, trong đó có cây nước uống miễn phí cho khách theo văn bản kêu gọi của Sở GTVT Hà Nội. Ảnh: A. Trọng

10 năm với vai trò ổn định luồng tuyến ảnh 3

Mở rộng, tăng lượt tuyến, tuy nhiên xe ra, vào bến không ảnh hưởng nhiều đến giao thông bên ngoài. Ảnh: Mạnh Thắng.

Đánh giá về bến xe Nước Ngầm, trong báo cáo số 4248/SGTVT-HKTC, ngày 16/7/2018 gửi lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội, lãnh đạo Sở GTVT cho cho biết: “Sở GTVT Hà Nội ghi nhận và đánh giá cao các nỗ lực của bến xe Nước Ngầm trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại bến xe cũng như phối hợp tổ chức triển khai có hiệu quả việc sắp xếp, điều chuyển các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh trong thời gian qua”.

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.