Agribank Nam Định: Khơi nguồn phát triển kinh tế nông thôn

Agribank Nam Định: Khơi nguồn phát triển kinh tế nông thôn
Chỉ trong một buổi sáng hơn 11 nghìn tổ viên đã có mặt tại trụ sở UBND Huyện Trực Ninh (Nam Định) để hoàn tất trả lãi các khoản vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Chi nhánh Nam Định. Đạt tỷ lệ 100% tổ viên trả nợ đúng thời hạn. Đây là con số mơ ước, thế nhưng để đạt được kết quả ấn tượng đó chính là sự tin tưởng rất lớn của bà con nông dân đối với Agribank chi nhánh Nam Định.

“Người bạn” của nông dân

Huyện Trực Ninh nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống, tuy nhiên cuộc sống của người dân nơi đây mới thoát nghèo làm giàu bền vững từ khi tiếp cận được với nguồn vốn vay của ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Định.

Trong chuyến công tác về Nam Định, chúng tôi đến thăm gia đình bác Phạm Minh Tầm (Phương Định – Trực Ninh) có nghề truyền thống dệt tơ tằm đã 3 đời nay. Thế nhưng cuộc sống gia đình bác Tầm bao đời nay cũng không dư dả gì do không có vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.  

"Gia đình tôi 3 đời nay chỉ sống bằng nghề trồng lúa và dệt tơ tằm, thu nhập của gia đình tôi chỉ đủ ăn, nên cũng muốn đầu tư sản xuất nghề dệt tơ tằm xuất khẩu nhưng không có vốn. Tuy nhiên, từ khi ngân hang Agribank chi nhánh Nam Định triển mô hình cho vay vốn theo tổ nhóm, ban đầu tôi vay được 200 triệu mua thêm nguyên vật liệu để mở rộng sản xuất nghề truyền thống gia đình. Sau 1 năm làm ăn có lãi tôi trả hết nợ. Đầu năm 2015 do đơn đặt hàng xuất khẩu nhiều nên tôi vừa vay thêm 300 triệu đồng đầu tư mở rộng sản xuất.

Agribank Nam Định: Khơi nguồn phát triển kinh tế nông thôn ảnh 1

Không chỉ thoát nghèo, bác Tầm còn tạo công ăn việc làm cho hơn 25 công nhân là những người dân đang sống tại địa phương, với mức lương từ 3-4 triệu/ tháng. Mỗi ngày tại cơ sở sản xuất nhà bác Tầm xuất sang thị trường Lào, Thái Lan hàng tạ tơ. Để đạt được con số trên với bác Tầm đó là nhờ vào nguồn vốn ban đầu mà ngân hàng Agribank đã tin tưởng cho gia đình bác vay. 

“Ngân hàng luôn tin tưởng và tạo mọi điều kiện để gia đình tôi tiếp cận nguồn vốn vay kịp thời với lãi suất ưu đãi. Nếu không có sự hỗ trợ, tin tưởng của ngân hàng chưa chắc gia đình tôi có cơ ngơi như ngày hôm nay" Bác Tầm khẳng định.   

Cũng giống hoàn cảnh bác Tầm, gia đình bác Phạm Văn Chiêng, 63 tuổi (Tân Châu – Giao Châu)   cũng có nghề gia truyền làm nước mắm, quy mô nhỏ, mỗi năm thu mua khoảng 30-40 tấn tôm, cá nguyên liệu. Tuy nhiên, đầu năm 2015 nhờ vay được nguồn vốn 500 triệu của ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Định mà gia đình bác Chiêng  đã mở rộng sản xuất kinh doanh, trở thành đầu mối cung cấp nước mắm cho các công ty lớn trong cả nước. Đến nay, mỗi ngày cơ sở sản xuất nước mắm của bác Chiêng nhập khoảng gần 200 tấn tôm, cá nguyên liệu. Với thu nhập hàng năm từ 500-800 triệu đồng, bác Chiêng vừa xây được căn nhà khang trang. Hy vọng nhờ cách sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng và cách làm ăn hiệu quả, kinh tế gia đình bác nông dân Phạm Văn Chiêng khấm khá bền vững.

Luôn đáp ứng đầy đủ về vốn cho nông dân 

Cuộc sống của người nông dân bao đời nay luôn gắn liền với khó khăn và nghèo đói. Tuy nhiên, từ khi Nghị định 41/2010/NĐ-CP và nay là Nghị định 55/2015/NĐ-CP ra đời người nông dân đã tiếp cận được với nguồn vốn vay để đầu tư phát triển những mô hình kinh tế và vươn lên làm giàu.

Agribank Nam Định: Khơi nguồn phát triển kinh tế nông thôn ảnh 2 Mỗi ngày cơ sở dệt tơ của bác Phạm Minh Tầm sản xuất được gần 100 cân tơ
Ông Bùi Minh Kỳ - Phó chủ tịch UBND Xã Trung Đông ( Trực Ninh – Nam Định) cho biết: Trung Đông là một xã đông dân, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, và sản xuất làng nghề truyền thống như: thêu ren, mây tre đan và làm mộc, thế nhưng cuộc sống của người dân vẫn gặp nhiều khó khăn do không có nguồn vốn để sản xuất. 

Từ khi Nghị định 41, Agribank chi nhánh Nam Định đã chỉ đạo các tổ, nhóm cho vay khơi thông nguồn vốn để nông dân tiếp cận, phát triển sản xuất. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tính đến ngày 31/10/2015 là 60.678 triệu. Ông Nguyễn Công Thanh - Giám đốc Agribank chi nhánh huyện Trực Ninh  cho biết: "Với phương châm luôn đồng hành cùng nông dân, thời gian qua đơn vị đã ưu tiên vốn cho phát triển sản xuất. Nếu là mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững  là ngân hàng đầu tư ngay".

Để nông dân có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ sản xuất, Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Trực Ninh luôn có kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn. Tính đến ngày 31/12/2015, tổng dư nợ cho vay theo tổ nhóm của chi nhánh đạt 513.366 triệu đồng, tăng 61.724 triệu đồng so với năm 2014. 

"Hoạt động trên địa bàn huyện thuần nông nên công tác huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, dư nợ tại chi nhánh vẫn luôn tăng trưởng tính đến ngày 31/10/2015 đạt 852,4 tỷ đồng tăng 159,7 tỷ đồng so với năm 2014, tăng trưởng là 23%; đạt 119% kế hoạch được giao. Chiếm thị phần 80% của 13 tổ chức tín dụng trên địa bàn.” ông Thanh cho biết.

Từ những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Agribank chi nhánh Huyện Trực Ninh sẽ đẩy mạnh các giải pháp về huy động nguồn vốn nhằm tăng trưởng nguồn vốn, củng cố và nâng cao thị phần qua đó tập trung ưu tiên vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm đảm bảo 100% các khách hàng theo NĐ 55 đủ điều kiện vay và có nhu cầu vay đều được đáp ứng đầy đủ kịp thời về vốn.

MỚI - NÓNG