Bảo vệ đại dương vì rác thải nhựa

Bảo vệ đại dương vì rác thải nhựa
Các nhà khoa học ước tính rằng, tám triệu tấn rác thải nhựa được thải ra biển mỗi năm. Rác thải nhựa được biết đến là loại rác có thời gian phân hủy lâu nhất, một mẫu nhựa thông thường cần tới hơn 200 năm để phân hủy. Và nếu tiếp tục sử dụng những phương thức truyền thống, ước tính, nhân loại cần đến khoảng 79,000 năm để có thể trả lại sự trong xanh vốn có cho đại dương.

Hàng triệu tấn rác thải nhựa được thải ra đại dương hàng năm

Túi ni lông, mảnh nhựa trôi nổi trên bề mặt đại dương là một bằng chứng rõ nét cho việc con người đã xả rác khắp nơi trên biển. Rác thải nhựa và túi ni lông được tìm thấy ở khắp nơi trên đại dương mênh mông, từ Đại Tây Dương, Thái Bình Dương cho đến vùng biển Nam Cực xa xôi. Túi ni lông hay rác thải nhựa trôi nổi trên biển sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm biển một cách nghiêm trọng. Rác thải nhựa sẽ bị phân hủy dưới sự tác động của nước biển tạo ra các chất độc hại như polychlorinated biphenyls (PCBs).

Không những vậy, các loại rác biển này còn gây nguy hại đến đời sống của sinh vật biển. Loài chim thường ăn các rác thải nhựa nhỏ bởi nhầm tưởng chúng là trứng cá. Trong khi, loài rùa biển lại thường xuyên nuốt phải các túi nhựa do chúng rất giống với loài sứa. Thêm vào đó, rác thải nhựa và túi ni lông sẽ tích tụ trong cơ thể các loài động vật khác nữa thông qua chuỗi thức ăn. Sự ô nhiễm rác thải nhựa và túi ni lông ở các vùng biển khu vực Nam Cực còn gây ra những nỗi lo lắng khác. Bởi chúng thường được trôi nổi từ nơi khác đến, mang theo các loại vi khuẩn hoặc sinh vật ngoại lai. Các loại vi khuẩn hay sinh vật mới này có thể thâm nhập vào môi trường sống bản địa, tạo nên sự cạnh tranh thậm chí là tiêu diệt các sinh vật bản địa.

Xử lý rác thải nhựa – Cần nhiều hơn sự nỗ lực

Để xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường biển, nhiều biện pháp cũng như sáng kiến đã được đưa ra với mục đích giảm thiểu sự ô nhiễm, loại bỏ chất thải, trả lại sự trong sạch cũng như duy trì sự ổn định bền vững cho đại dương. Nhiều quốc gia đã nỗ lực tiến hành trục vớt, thu gom và xử lý chất thải. Nhưng do đặc thù chất thải trôi nổi chịu ảnh hưởng bởi hải triều cũng như hướng gió đã khiến việc xử lý trở nên khó khăn hơn.

Bảo vệ đại dương vì rác thải nhựa ảnh 1

Trong bối cảnh đó, The Ocean Clean up – tổ chức được thành lập năm 2011 bởi Boyan Slat với mục đích dọn sạch chất thải rắn khắp các đại dương trên toàn cầu. Với công nghệ tiên tiến cùng những nỗ lực vượt trội của Boyan Slat, The Ocean Cleanup hướng đến mục tiêu làm sạch chất thải nhựa trên Thái Bình Dương trong vòng 12 tháng tới. Công cuộc làm sạch môi trường biển của The Ocean Cleanup đã được nâng lên một tầm cao mới thông qua việc hợp tác cùng AkzoNobel – công ty hàng đầu thế giới trong ngành công nghiệp sơn hàng hải. Cụ thể, sản phẩm sơn hàng hải Intersleek của AkzoNobel sẽ được sử dụng trên các phương tiện làm sạch biển của The Ocean Clean up trong vòng 5 năm tới. Đây là sản phẩm sơn giải phóng hà không chứa chất diệt khuẩn đầu tiên trong ngành hàng hải. Sau hơn 21 năm,, Intersleek đã có  hơn 5,500 lượt thi công, góp phần tiết kiệm 3 tỷ USD chi phí nhiên liệu và cắt giảm 32 triệu tấn CO2 “Hợp tác cùng một tập đoàn toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ chất phủ bền vững sẽ góp phần đảm bảo cho hệ thống thiết bị của chúng tôi được đảm bảo, ngay cả trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Hơn hết, một lợi điểm nữa của việc hợp tác song phương chính là sự có mặt của AkzoNobel trong Volvo Ocean Race. Việc này sẽ góp phần nâng cao nhận thức trên phạm vi toàn cầu về nhu cầu cấp thiết của việc loại bỏ chất thải nhựa khỏi hệ sinh thái mặt nước.” Boyan Slat, Tổng Giám Đốc đồng thời là Nhà sáng lập của The Ocean Cleanup chia sẻ.

(*) Theo thống kê của Cơ quan Bảo Vệ Môi trường Mỹ.

MỚI - NÓNG