Bước đột phá từ việc ứng dụng CNTT của BHXH Việt Nam

Trung tâm điều hành hệ thống CNTT (BHXH Việt Nam) là cơ quan “đầu não” giám định BHYT, giao dịch điện tử.
Trung tâm điều hành hệ thống CNTT (BHXH Việt Nam) là cơ quan “đầu não” giám định BHYT, giao dịch điện tử.
TP - Với những giải pháp đột phá trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giám định BHYT, giao dịch điện tử, BHXH Việt Nam đã đạt được kết quả tích cực trong cải cách thủ tục hành chính; giám sát, ngăn chặn tình trạng trục lợi quỹ BHYT.

Cung cấp 14 thủ tục hành chính mức độ 3,4

Ông Lê Anh Sơn, Giám đốc Trung tâm CNTT (BHXH Việt Nam), với những giải pháp quyết liệt trong việc ứng dụng CNTT, ngành BHXH Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc quản lý, giám định thông tin, đặc biệt là trong cải cải thủ tục hành chính.

Tính đến thời điểm hiện tại, BHXH Việt Nam đã cung cấp 14 thủ tục hành chính mức độ 3 và 4 với 236.546 đơn vị thực hiện giao dịch và tổng số hồ sơ giao dịch điện tử là 2.375.633 hồ sơ (đạt tỉ lệ 36%). Trong đó có 18,5 triệu hồ sơ của thủ tục hành chính cho đơn vị tham gia lần đầu, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN. Với dịch vụ công trực tuyến của BHXH, số lượng thủ tục hành chính từ 115 TTHC năm 2015 giảm xuống còn 28 TTHC (tính đến 1/7/2017) với nhiều hình thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả để doanh nghiệp lựa chọn như: giao dịch điện tử, giao dịch qua dịch vụ bưu chính…

Đặc biệt, các dịch vụ công trực tuyến của BHXH Việt Nam đã giúp các đơn vị tham gia BHXH chủ động thời gian nộp hồ sơ có thể nộp hồ sơ vào bất cứ lúc nào, thậm chí cả ngày lễ, ngày nghỉ; qua đó giúp các cá nhân, doanh nghiệp tiết kiệm hàng trăm tỉ đồng chi phí đi lại, chuyển phát, in ấn. Dấu ấn dịch vụ công trực tuyến của BHXH Việt Nam đạt kết quả ấn tượng nhất là việc giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính của các doanh nghiệp, đơn vị tham gia BHXH, BHYT từ 335 giờ/năm xuống còn 45 giờ/năm.

Góp phần ngăn chặn trục lợi quỹ BHYT

Hệ thống thông tin giám định BHYT là một trong những điển hình hiệu quả của việc ứng dụng CNTT. Hệ thống bao gồm 3 hợp phần: Hệ thống Tiếp nhận yêu cầu thanh toán BHYT; Hệ thống Giám định BHYT; Hệ thống Danh mục dùng chung. Bên cạnh đó, phần mềm giám định được xây dựng để thực hiện giám định điện tử 100% hồ sơ đề nghị thanh toán, tích hợp trên 200 quy tắc phát hiện hồ sơ trùng lặp, sai mức hưởng, sai danh mục, sai giá, sai các quy định về khám chữa bệnh.

Với những tính năng ưu việt của Hệ thống Giám định BHYT, phần mềm giám định không chỉ vạch ra nhiều chi phí khám chữa bệnh bất hợp lý trong khám chữa bệnh BHYT mà còn phát hiện và cảnh báo những con số bất thường về tần suất khám chữa bệnh, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm… Bên cạnh đó, với bản đồ dịch tễ giúp theo dõi đánh giá tình hình bệnh tật, tỷ lệ hiện mắc, mới mắc của các bệnh mạn tính, cấp tính, đây là nguồn thông tin quan trọng để giám sát dịch bệnh và chủ động dự phòng bệnh tật.

Ông Dương Tuấn Đức, Giám đốc Trung tâm Giám định BHYT và thanh toán đa tuyến cho biết, đến nay, hệ thống thông tin giám định BHYT đã kết nối với 99,6% các cơ sở khám chữa bệnh BHYT trên phạm vi toàn quốc. Ngành BHXH cũng phối hợp với ngành y tế chuẩn hóa danh mục sử dụng tại hơn 12 nghìn cơ sở y tế. Tính đến thời điểm này, hệ thống thông tin giám định BHYT đã tiếp nhận và giám định trên 120 triệu hồ sơ điện tử với gần 70 nghìn tỷ đồng đề nghị thanh toán BHYT, phát hiện 17,9 triệu hồ sơ sai sót, trong đó từ chối thanh toán 400 tỷ đồng, yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh chuẩn hóa lại dữ liệu đã sai danh mục Bộ Y tế quy định với gần 3.000 tỷ đồng. Hệ thống cũng đã ghi nhận kết quả giám định chủ động của BHXH các tỉnh, thành phố 6 tháng đầu năm 2017 với số tiền thanh toán sai quy định trên 115 tỉ đồng.

Theo Đức, Hệ thống là công cụ hữu hiệu trong kiểm soát chi phí KCB BHYT, phát hiện những trường hợp bất thường như: Kéo dài ngày nằm viện, đê nghị thanh toán không đúng quy định, chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh quá mức cần thiết, áp sai giá dịch vụ, tách dịch vụ để thanh toán, kéo dài ngày nằm viện.

Quan Hệ thống, BHXH Việt Nam đã phát hiện ra những vấn đề bất thường trong khám chữa bệnh. Ví dụ như: Phẫu thuật thay thủy tinh thể một mắt đơn thuần, theo quy định mức bình quân chung toàn quốc là 1,7 ngày nhưng qua hệ thống giám định phát hiện: BV Mắt Thanh Hóa được chỉ định nằm viện trung bình 7,1 ngày; BV Mắt Thái Nguyên 6,3 ngày; BV Mắt Sơn La 7,5 ngày…Hệ thống cũng phát hiện nhiều trường hợp chênh lệch giá (cùng một mặt hàng thuốc do cùng một công ty cung ứng); thuốc giá cao hơn luôn được cơ sở y tế ưu tiên sử dụng với tần suất và số lượng cao hơn. Đơn cử, chỉ trong quý I/2017, chênh lệch giữa sử dụng Cefrtriaxon 2g và 1g lên tới 10,5 tỉ đồng.

Đặc biệt, việc kết nối và liên thông dữ liệu cũng giúp phát hiện, thống kê nhiều “kỷ lục” số lần đi khám bệnh của bệnh nhân BHYT. Trong 4 tháng đầu năm có 2.776 người đi khám bệnh từ 50 lần trở lên (với tổng số 160.374 lượt). Trong đó: Người khám nhiều nhất 123 lần (kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết); 195 trường hợp thường xuyên đến khám tại 4 cơ sở KCB trở lên với số tiền trên 7,7 tỉ đồng.

Tính đến thời điểm này, hệ thống thông tin giám định BHYT đã tiếp nhận và giám định trên 120 triệu hồ sơ điện tử với gần 70 nghìn tỷ đồng đề nghị thanh toán BHYT, phát hiện 17,9 triệu hồ sơ sai sót, trong đó từ chối thanh toán 400 tỷ đồng, yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh chuẩn hóa lại dữ liệu đã sai danh mục Bộ Y tế quy định với gần 3.000 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG