Cà Mau tiếp sức doanh nghiệp vừa và nhỏ lên sàn thương mại điện tử

Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau được tiếp cận các giải pháp công nghệ giúp đẩy mạnh thương mại điện tử.

Trong xu thế bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đem lại cơ hội quảng bá thông tin, tiếp thị rộng rãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. TMĐT giúp doanh nghiệp tiếp cận được số lượng khách hàng lớn, nâng cao lợi nhuận doanh thu. Cải thiện hệ thống phân phối giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng, cắt giảm chi phí thuê cửa hàng, mặt bằng, nhân viên, phục vụ.

Thực tế cũng đã chứng minh, hiện nay người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm hầu hết các sản phẩm trên sàn TMĐT. Kể cả các sản phẩm nông sản, thực phẩm, đặc sản vùng miền cũng đã có mặt trên các nền tảng thương mại điện tử như: Vỏ sò, Tiki, Shopee. Thống kê từ Cục TMĐT và Kinh tế số cho thấy, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng TMĐT nhanh nhất thế giới. Bởi vậy, việc doanh nghiệp, cá nhân đẩy mạnh ứng dụng TMĐT, cập nhật cách thức kinh doanh từ truyền thống sang kinh doanh online là xu thế tất yếu.

Để khai thác tiềm năng của TMĐT của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngày 14/11, Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (CMBA) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (iPEC) tổ chức chương trình “Cà phê kết nối doanh nghiệp tỉnh Cà Mau lần 3” với chủ đề “Thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Cà Mau”. Tại đây, các chuyên gia dự đoán thương mại điện tử sẽ bùng nổ vào năm 2025 tại Việt Nam và điều quan trọng là các doanh nghiệp phải nắm bắt cơ hội ngay từ bây giờ. Đại diện nhiều đơn vị đã giới thiệu các giải pháp nhằm giúp các doanh nghiêp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh kinh doanh trên các sàn TMĐT.

Cà Mau tiếp sức doanh nghiệp vừa và nhỏ lên sàn thương mại điện tử ảnh 1

Ông Nguyễn Văn Chính - Phó giám đốc Công ty cổ phần iCheck đã giới thiệu giải pháp Truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại sự kiện

Ông Nguyễn Văn Chính - Phó giám đốc Công ty cổ phần iCheck đã giới thiệu giải pháp Truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp doanh nghiệp tạo sự khác biệt với các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường nói chung và trên các sàn TMĐT nói riêng. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm hiện là xu hướng công nghệ quan trọng giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Cà Mau tiếp sức doanh nghiệp vừa và nhỏ lên sàn thương mại điện tử ảnh 2

Hệ thống truy xuất chuẩn Quốc gia do iCheck xây dựng và phát triển dựa trên QR CODE SIÊU LIÊN KẾT

Theo ông Chính, muốn chuẩn hóa hệ thống Truy xuất nguồn gốc, đầu tiên cần hiểu đúng về quy chuẩn của mã Truy xuất nguồn gốc. Mã truy xuất nguồn gốc đúng cần đảm bảo truy xuất được toàn bộ quá trình sản xuất - chế biến - phân phối sản phẩm. Hệ thống truy xuất nguồn gốc chuẩn Quốc gia do iCheck xây dựng và phát triển có thể giúp doanh nghiệp quản lý toàn diện vùng trồng, nhà xưởng, vùng sản xuất và thông tin truy xuất theo các chuỗi cung ứng, quá trình hình thành lên sản phẩm bao gồm: vật tư, con giống, vùng trồng, vùng sản xuất, nhân viên; ghi lại nhật ký điện tử quá trình sản xuất , vận chuyển, phân phối ….tới thành phẩm cuối cùng. Từng đơn vị thành phẩm được truy xuất toàn diện thông qua việc quản lý theo lô và theo từng sản phẩm bằng giải pháp sử dụng QR CODE SIÊU LIÊN KẾT. Kết hợp với quản lý bằng mã số mã vạch, hệ thống giúp doanh nghiệp và đối tác truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và quản lý quá trình sản xuất theo các tiêu chí xuất khẩu.

Tìm hiểu thêm tại: https://truyxuat.icheck.vn/

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.