Cơ hội “vàng” cho sữa nội

Cơ hội “vàng” cho sữa nội
TP - “Doanh nghiệp trong nước có công nghệ chăn nuôi, chế biến hiện đại không thua kém nước ngoài; các cơ quan quản lý nhà nước vào kiểm soát chất lượng thường xuyên. Đây là cơ hội tốt cho doanh nghiệp trong nước” - ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam nói.

> Mang đẳng cấp quốc tế vào từng lon sữa “Made in Vietnam”
> Dấu ấn Việt Nam trên bản đồ ngành công nghiệp sữa thế giới

Scandal sữa ngoại náo loạn thị trường

Cách đây 4 tuần, thông tin về 3 lô nguyên liệu sữa của Fonterra, hãng sữa lớn nhất New Zealand bị nghi nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum gây nhiễm độc hệ thần kinh, liệt cơ (trong trường hợp liệt cơ hô hấp có thể dẫn đến tử vong) đã khiến thị trường sữa thế giới và trong nước rơi vào hỗn loạn.

Đến nay, cơ quan chức năng New Zealand ra thông báo rút lại tuyên bố sữa Fonterra bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum mà là nhiễm một loại vi khuẩn lành tính khác. Tuy nhiên, scandal sữa nhiễm độc này đã và đang dấy lên nhiều lo ngại.

Trước đó, vào năm 2008, sữa nhiễm chất độc Melamin cũng đã gây chấn động thị trường sữa. Mới đây nhất, ngày 20/8, Cục An toàn thực phẩm cho biết có 4 chuyến hàng của Công ty Westland Milk Products (New Zealand) xuất khẩu sang Trung Quốc có hàm lượng nitrat vượt quá tiêu chuẩn.

Nâng chuẩn cho sữa nội thế nào?

Ông Nguyễn Đăng Vang, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và môi trường của Quốc hội cho rằng, Việt Nam đang phụ thuộc hơn 70% nguyên liệu sữa nước ngoài. Chiến lược của Chính phủ đặt ra là giảm tỷ lệ này trong tương lai. Theo ông Vang, xu hướng tiêu dùng của các nước châu Âu, Mỹ cũng chủ yếu là dùng sữa tươi (bao gồm sữa tươi thanh trùng và sữa tươi tiệt trùng), tỷ lệ sử dụng sữa bột, hoặc sữa bột hoàn nguyên (quy định trong nước được ghi chung là sữa tiệt trùng) thấp. Lý do là vì sữa tươi không bị xử lý bằng hai lần nhiệt (trong quá trình cô đặc và pha loãng) nên vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng ban đầu.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, khi các sự cố sữa ngoại xảy ra là “cơ hội vàng” cho doanh nghiệp nuôi bò và sản xuất sữa ngay trong nước.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn vào thực tế là suốt một thời gian dài hầu hết các doanh nghiệp sản xuất sữa tại Việt Nam kể cả các tập đoàn lớn nhất chỉ tập trung đầu tư sản xuất sữa hoàn nguyên do đầu tư ban đầu thấp, công nghệ đơn giản (chỉ là sữa bột pha nước rồi bổ sung thêm dưỡng chất…). Điều này mang lại lợi nhuận rất cao cho doanh nghiệp nhưng làm ngành chăn nuôi bò sữa vốn đã rất hạn chế ở Việt Nam lại càng khó phát triển thậm trí nhiều nơi bị giải thể. Bên cạnh đó, chất lượng sữa nguyên liệu nhập khẩu cũng rất khác nhau, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo nên chất lượng nguyên liệu không bảo đảm. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi mà đối tượng chính là trẻ em không có cơ hội được sử dụng loại sữa nước tốt nhất là sữa tươi hoàn toàn mà phải sử dụng loại sữa nước hoàn nguyên khó kiểm định chất lượng này. Đó là chưa kể một số doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam) một thời gian dài đã nhập nhèm quảng cáo sữa hoàn nguyên với sữa tươi tự nhiên và chỉ chịu thay đổi khi các cơ quan báo chí vào cuộc và cơ quan quản lý yêu cầu quyết liệt về thay đổi ghi nhãn.

Để phát triển nguồn sữa chất lượng ngay trong nước và chủ động công tác quản lý chất lượng như ý kiến của ông Hùng, thì không gì hơn là các doanh nghiệp sữa nội phải tự nâng chất của mình bằng cách chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước. Từ 3 năm qua, cùng với các thương hiện sữa nội khác, Tập đoàn TH với thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK nổi lên như một “hiện tượng” của ngành sữa khi họ kiên định con đường khép kín “từ đồng cỏ xanh đến giọt sữa tươi sạch” ngay trên đồng đất Việt. Doanh nghiệp này đầu tư xây dựng trang trại bò sữa, cánh đồng nguyên liệu và nhà máy chế biến sữa tươi sạch trị giá 1,2 tỷ USD tại Nghệ An. Với sự góp mặt quan trọng của TH, sản lượng sữa nhập khẩu trong 5 năm qua từ 92% đã được đẩy xuống 72%. Không dừng lại ở đó, TH còn nhiều lần đề nghị minh bạch thị trường sữa, đề nghị các cơ quan chức năng ban hành quy định ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và cho các doanh nghiệp sản xuất chân chính.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG