Đoàn bác sĩ ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tham quan Đa Phước

Đoàn bác sĩ chụp hình cùng lãnh đạo VWS
Đoàn bác sĩ chụp hình cùng lãnh đạo VWS
Ngày 1/8, Đoàn bác sĩ chuyên khoa II về Quản lý y tế của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã đến Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước tìm hiểu thực tế mô hình xử lý chất thải của Công ty Xử lý chất thải Việt Nam (VWS).

Theo đại diện đoàn bác sĩ cho biết, đây là chuyến đi thực tế nằm trong kế hoạch một môn học liên quan đến xử lý môi trường. Đoàn gồm 32 bác sĩ chuyên khoa II về Quản lý y tế.

Tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, ông Kevin Moore, Giám đốc điều hành VWS đã giới thiệu đến đoàn bác sĩ về quá trình hình thành Công ty xử lý chất thải Việt Nam, quy trình xử lý chất thải của Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước.

Ông Kevin Moore đã giải đáp nhiều câu hỏi của các bác sĩ liên quan đến quy trình vận hành, xử lý rác thải của VWS. Trong đó, vị giám đốc điều hành cho biết, công suất bãi chứa rác được thiết kế khoảng 24 triệu tấn. Hiện nay bãi đã chứa được khoảng 14 triệu tấn.

Đoàn bác sĩ ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tham quan Đa Phước ảnh 1

Lãnh đạo VWS tiếp đoàn bác sĩ tại trụ sở công ty

Đặc biệt về thành phần rác thải, ông Kevin Moore tiết lộ, rác của Việt Nam là “rác sạch” nhất trong khu vực khiến nhiều bác sĩ ngạc nhiên.

Để giải thích rõ hơn cho các bác sĩ, ông Kevin Moore nói: Khi rác được đưa vào khu xử lý chất thải đã không còn các phế liệu như chai nhựa, giấy vụn...nữa. Các thành phần phế liệu này phần lớn đã bị phân loại, thu gom lấy hết trước khi vận chuyển đưa đến bãi xác xử lý. Do vậy, khi đưa vào khu xử lý đã không còn gì để tái chế.

Tiếp đoàn bác sĩ còn có ông David Dương, Tổng giám đốc VWS và bà Huỳnh Thị Lan Phương, Phó Tổng giám đốc VWS. Lãnh đạo VWS đã gửi lời cám ơn và rất vui khi tiếp đón đoàn bác sĩ đến tham quan.

Cả hai vị lãnh đạo VWS cũng cởi mở, chia sẻ thẳng thắn rất nhiều thắc mắc của các vị bác sĩ sau khi đi tham quan thực tế khu xử lý chất thải.

Ông David Dương cho biết, hiện nay VWS cũng rất quan tâm đến vấn đề xử lý rác thải y tế, bởi loại rác này độc hại hơn rác sinh hoạt nên cần nhà đầu tư có tầm cỡ.

“Cách đây khoảng 4 năm, VWS có kế hoạch xây dựng thêm khu xử lý rác thải y tế với công suất 800 tấn/ngày. Rất tiếc kế hoạch này chưa thực hiện được vì nhiều lý do khách quan”, ông David Dương chia sẻ.

Đoàn bác sĩ ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tham quan Đa Phước ảnh 2

Ông Kevin Moore giới thiệu quy trình xử lý rác thải.

Sắp tới, ông David Dương hi vọng TPHCM tạo điều kiện để các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này để góp phần chung tay bảo vệ sức khỏe người dân, bảo vệ môi trường cho thành phố.

Trở lại câu chuyện xử lý chất thải tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, ông David Dương cho biết, hiện VWS đầu tư thêm công nghệ để phân loại rác cũng như xử lý rác để tái chế thành nhiều sản phẩm có ích khác. Với công nghệ này, công ty giải quyết được 40% lượng rác hiện nay cho việc tái chế.

Ngoài ra, VWS đang đầu tư hơn 1 tỷ USD cho khu xử lý chất thải ở Long An với quy mô cho cả vùng là 40.000 tấn/ngày. Sau khi bãi rác Đa Phước đóng cửa, ngưng tiếp nhận rác thì nơi đây sẽ trở thành công viên, sân golf để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của người dân.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.