Doanh nghiệp châu Âu quan ngại về thay đổi trong cơ chế thuế và hải quan

Đại diện Chính phủ, Eurocham và các chuyên gia thảo luận về các tác động của cơ chế hải quan và chế độ môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Đại diện Chính phủ, Eurocham và các chuyên gia thảo luận về các tác động của cơ chế hải quan và chế độ môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
TP - Các doanh nghiệp châu Âu bày tỏ sự lo lắng về khung pháp lý và cách thực thi quy định hải quan hiện nay và cho rằng những thay đổi này có thể sẽ làm cho họ phải xem xét lại các khoản đầu tư và hoạt động của mình tại thị trường Việt Nam.

Ngày 16/5/207, tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã tổ chức Hội thảo trao đổi về  những thay đổi trong quy định thuế và hải quan cũng như các vấn đề liên quan trong Hiệp định thương mại Việt Nam EU (EU-VN FTA). Hội thảo có sự tham gia của các quan chức Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các chuyên gia thuế-hải quan và lãnh đạo doanh nghiệp. Các bên đã trao đổi cởi mở các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua các quy định hải quan và cơ chế thuế quan thuận lợi cho doanh nghiệp.

Lòng tin sẽ xói mòn nếu không có cải thiện về hải quan

Tại hội thảo, các chuyên gia và doanh nghiệp đã bày tỏ sự quan ngại đối với kiểm toán hải quan và những quy định xử phạt sai sót hành chính trong kê khai thuế. Việc đặt ra các điều luật để tận thu thuế và phạt nặng các lỗi hành chính sẽ làm xấu đi môi trường đầu tư vốn đã nhiều thách thức tại Việt Nam, làm xói mòn niềm tin của các doanh nghiệp nước ngoài, buộc họ phải xem xét lại các khoản đầu tư và hoạt động của mình tại thị trường Việt Nam.

Thomas McClelland, Chủ tịch Tiểu ban Thuế và Chuyển giá thuộc EuroCham cho biết: Khung thuế của Việt Nam đang hướng đến mục tiêu tập trung vào bản chất hơn hình thức, theo nguyên tắc của các quy định về thuế mới đây, chẳng hạn như Nghị định 20 về Giá Chuyển nhượng. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp thành viên của chúng tôi lại nhận thấy các vi phạm hành chính (tức là hình thức) dường như ngày càng trở thành trọng tâm của nhiều cuộc kiểm toán về thuế và hải quan trong thời gian gần đây”.

Cũng theo ông McClelland, bản chất của hành vi vi phạm hành chính, chẳng hạn như mâu thuẫn trong khai báo hải quan hoặc sau sót trong thủ tục phi thuế quan, đơn giản chỉ là một lỗi hành chính, không thể sử dụng là cơ sở pháp lý để cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế áp dụng nợ thuế và khoản phạt hoặc từ chối hoàn thuế. “Chúng tôi mong đợi vấn đề được xem xét ở các cấp chính quyền cao hơn như Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các doanh nghiệp nộp thuế chờ đợi khá lâu để vấn đề được giải quyết”, ông nói.

Doanh nghiệp châu Âu quan ngại về thay đổi trong cơ chế thuế và hải quan ảnh 1 Hơn 100 doanh nghiệp và chuyên gia đến tham dự Hội thảo.

Hàng triệu USD có thể bị hải quan truy thu

Theo các doanh nghiệp, kiểm toán hồ sơ hải quan là công việc thường xuyên của cơ quan hải quan. Tuy nhiên, rất nhiều đơn vị đang gặp rắc rối với các đợt lật lại hồ sơ hải quan gần đây. Một trường hợp được nhắc đến khi trao đổi với báo giới tại hội thảo là Công ty Diageo Việt Nam khi công ty này có thể phải chịu mức phạt lên tới hàng triệu đô la Mỹ, bao gồm phạt và truy thu thuế. Tuy nhiên, công ty này cảm thấy lo ngại vì cách cơ quan hải quan sử dụng các biện pháp hành chính không có cơ sở rõ ràng để xác định giá trị và truy thu thuế.

Các doanh nghiệp cho biết họ chỉ cần đối xử công bằng dựa theo những quy định trong Hiệp định thương mại Việt Nam EU (EU-VN FTA). Việc đối xử công bằng trong thực hiện kê khai hải quan tuân theo cam kết WTO và làm sao Việt Nam có thể thực thi khung pháp lý của tổ chức thương mại thế giới (WTO) một cách công bằng là điều họ cho rằng rất quan trọng để đảm bảo tính thuyết phục của môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Ông Shivam Misra, đồng Chủ tịch Tiểu ban Rượu vang - Rượu mạnh thuộc EuroCham, nhấn mạnh: “Cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu rất quan ngại đến khung pháp lý và cách thức thực thi quy định hải quan. Đặc biệt, khi sai sót hành chính được sử dụng là cơ sở đánh giá hoặc áp đặt mức phạt nặng mà không cần dựa trên những quy tắc công bằng. Điều này làm suy yếu lòng tin của các doanh nghiệp đối với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp có thể buộc phải cân nhắc quyết định đầu tư cũng như giảm quy mô hoạt động nếu môi trường không có lợi cho hoạt động kinh doanh. Chúng tôi muốn hợp tác và hỗ trợ chính phủ nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nhưng nếu các doanh nghiệp không nhận được sự hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh thì nỗ lực  trên rất khó có thể thành công”.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.