Doanh nghiệp giải thể vì mất niềm tin

Chia sẻ từ phía các diễn giả là Giám đốc, Chủ tịch tập đoàn các công ty
Chia sẻ từ phía các diễn giả là Giám đốc, Chủ tịch tập đoàn các công ty
TPO - Nhiều doanh nhân tại Diễn đàn Doanh nhân Việt Nam-Leader Talk 2013 ngày 14/10 vừa qua thừa nhận doanh nghiệp (DN) Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức. Trong đó, thách thức lớn nhất là mất niềm tin.

> Ông chủ Kangaroo: Kinh doanh không phải như ‘hai con dê qua cầu’
> Leader Talk – Diễn đàn cho các Doanh Nhân cùng tỏa sáng

Chia sẻ từ phía các diễn giả là Giám đốc, Chủ tịch tập đoàn các công ty
Các diễn giả trao đổi về những khó khăn và bài học kinh nghiệm trong kinh doanh tại Leader talk. (Từ trái qua phải: GS Hà Tôn Vinh, ông Nguyễn Tuấn Hải – Chủ tịch HĐQT cty CP đầu tư Alphanam, ông Steven Frederick Lorenz –TGĐ cty TNHH Bảo hiểm nhân thọ PVI Sun Life, ông Nguyễn Hoài Nam – TGĐ tập đoàn Berjaya Việt Nam)

Ông Nguyễn Tuấn Hải, Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư Alphanam chỉ ra rằng, không chỉ trong kinh doanh mà trong tất cả các lĩnh vực khác, niềm tin là nhân tố số một để tồn tại và phát triển. “Đầu tiên, DN cần phải có niềm tin vào chính mình, sau đó xây dựng niềm tin từ phía khách hàng, đối tác và ngay chính trong đội ngũ nhân viên” ông Hải nói.

Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Hải, DN đang đối mặt với khó khăn, khủng hoảng nhưng thật sự là thời cơ tốt nhất để sở hữu con người có trí tuệ, bản lĩnh tốt nhất với chi phí thấp.

GS Hà Tôn Vinh, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Tổ hợp giáo dục đào tạo và tư vấn Stellar Managemen chia sẻ, không có khó khăn hay khủng hoảng kéo dài mãi mãi, điều quan trọng là chúng ta có thể kiên trì và năng động đủ để vượt khó. “Khi bị thử thách, điều tốt nhất phải làm là nhìn thẳng vào khó khăn và áp lực để tìm cho DN của mình lối thoát và giải pháp phù hợp”, ông Vinh chia sẻ.

Còn theo ông Đinh Công Trạng, Chủ tịch HĐQT Cty CP thời trang Elise, nếu dán mác khủng hoảng DN sẽ khó vượt qua nhưng coi đây là sự thử thách chúng ta sẽ có động lực.

Ông Đinh Công Trạng kể lại sai lầm diễn ra vào năm 2008 khi ông đã bỏ tiền túi ra để duy trì công ty, không sa thải bất kỳ nhân viên nào trong 1.000 nhân viên và chờ đợi sự phục hồi từ nền kinh tế chung.

Nhưng cách đây vài tháng, ông đã ra quyết định sa thải 500 nhân viên, toàn bộ ban giám đốc, trong đó có cả ông. Bài học rút ra sau lần thất bại đến thành công, theo ông Trạng là “Không tin vào các dự đoán, không hỏi ai khi nào hết khủng hoảng. Bản thân DN của mình cần thay đổi, không phải lột xác, lột da mà róc xương, róc thịt”.

Thực tế, chưa đầy 3 năm đã có khoảng 250 nghìn DN giải thể, ngừng hoạt động, số còn lại có đến 69% báo cáo thu lỗ, phải giảm mạnh công suất từ 30-50%. Niềm tin thôi chưa đủ, theo nhiều doanh nhân có mặt tại diễn đàn còn nhiều cách để DN tự cứu mình như cải tiến quy trình, thay đổi mô thức lãnh đạo, thay đổi năng lực cốt lõi để phù hợp với yêu cầu của thị trường…

“Trong lúc khốn khó chúng ta buộc phải thay đổi và biến chuyển. Chúng ta phải học thêm kinh nghiệm của các DN khác, các nước khác. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa sẽ không còn đơn thuần là vấn đề của anh hay của tôi mà vấn đề của anh sẽ là của tôi và của chúng ta”, ông Hà Tôn Vinh chia sẻ thêm.

Nhiều DN vừa và nhỏ chia sẻ cách để họ tự cứu mình phổ biến nhất là chấp nhận hạ giá thành sản phẩm, chi trả tiền cho việc quảng cáo, truyền thông. Chị Hoàng Lệ Mỹ, chủ của một công ty truyền thông cho biết, sau buổi chia sẻ chị đã có thêm niềm tin, ý tưởng để tiếp tục phát triển công ty.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.