Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm khách hàng ưu tiên của Agribank

TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Việt Nam phát biểu khai mạc
TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Việt Nam phát biểu khai mạc
Thông tin tại Diễn đàn “Giải pháp thúc đẩy các nguồn vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” chiều 7/8 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ông Nguyễn Quốc Hùng - Vụ Trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm tỷ trọng khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và thu hút hơn 5 triệu việc làm.

Vì vậy, DNNVV là một trong năm lĩnh vực ưu tiên mà ngành ngân hàng cần đầu tư vốn để phát triển, đồng thời, triển khai nhiều giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Đầu tư tín dụng của doanh nghiệp tăng mạnh

Theo đó, về chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bên cạnh các nghị định như NĐ 34/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV (Bộ Tài chính chủ trì), Nghị định 38/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết về đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì); Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ DNNVV (Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì) phải kể đến Luật hỗ trợ DNNVV cung cấp kênh tiếp cận vốn đa chiều cho DNNVV đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua (Luật số 04/2017/QH14) và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018 với 3 loại quỹ: Quỹ phát triển DNNVV, Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.

Ngoài các chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn như vừa nêu, hiện nay, các tổ chức tín dụng cũng chủ động tiếp cận đối tượng khách hàng là nhóm DNNVV, đưa ra nhiều chương trình, sản phẩm ưu tiên, hỗ trợ cho các khách hàng DNNVV, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này. Nhờ đó, trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh, dư nợ tín dụng đối với DNNVV luôn có sự tăng trưởng đều qua các năm và trong 6 tháng đầu năm 2018, tín dụng đối với DNNVV đã đạt được kết quả nhất định. Đến 30/6/2018, dư nợ tín dụng đối với DNNVV toàn quốc 1.402.890 tỷ đồng, tăng 4,48% so với cuối năm 2017, chiếm khoảng 21% dư nợ toàn nền kinh tế.“Có thể nói đầu tư tín dụng đối với DNNVV đã liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây và cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các DNNVV đủ điều kiện vay vốn ngân hàng. Theo thống kê của NHNN thì hiện nay có trên 270.000 DNNVV đang có dư nợ tại các tổ chức tín dụng”, ông Nguyễn Quốc Hùng thông tin.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm khách hàng ưu tiên của Agribank ảnh 1  Các đại biểu tham dự Hội thảo
Theo TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Việt Nam chia sẻ, mặc dù được xếp hạng thứ 29/190 quốc gia về chỉ số tiếp cận tín dụng, cùng với đó, năm 2017, DNNVV cũng chiếm 21% tổng dư nợ tín dụng. Đến thời điểm này, dư nợ tín dụng đối với DNNVV toàn hệ thống là 1 triệu 470 nghìn tỷ đồng, tăng 4,48% so với cuối năm 2017, chiếm khoảng 21% dư nợ toàn nền kinh tế. 

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn có đến 60% DNNVV chưa tiếp cận được nguồn vốn. Theo Chủ tịch VCCI, để 60% DNNVV không tiếp cận được nguồn vốn, trách nhiệm thuộc về cả 3 nhà. “Thứ nhất là Nhà nước, mà đại diện không chỉ là Ngân hàng Nhà nước mà còn của các bộ ngành liên quan, thứ hai là nhà băng và các thiết chế tài chính, thứ ba các DNNVV, doanh nghiệp siêu nhỏ”, TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Bảo đảm chính sách tín dụng hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ được triển khai đồng bộ

Với mong muốn hỗ trợ khách hàng có năng lực tài chính tốt, chủ động nguồn vốn, phát triển hoạt động  kinh doanh trong thời gian qua, Agribank  luôn chủ động, tích cực tìm kiếm và dành nguồn vốn ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dòng vốn giá rẻ này giúp cộng đồng doanh nghiệp tận dụng lợi thế để tập trung phát triển sản xuất kinh doanh. Cụ thể, Agribank duy trì lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 6,5%/năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, bao gồm: Phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu; sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp có phương án khả thi, áp dụng các sáng kiến mới vào nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm khách hàng ưu tiên của Agribank ảnh 2  
Tuy là ngân hàng thương mại phải cạnh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường, mỗi năm bằng tài chính của mình, Agribank vẫn dành hàng ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với khách hàng, giúp khách hàng phục hồi và phát triển sản xuất. Chỉ tính riêng năm 2014, Ngân hàng đã 7 lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay, triển khai các gói, các chương trình tín dụng ưu đãi nhằm khuyến khích, hỗ trợ khách hàng mở rộng và tái đầu tư cho các doanh nghiệp vửa và nhỏ. Cụ thể, Agribank dành 10.000 tỷ đồng lãi suất thấp cho vay đối với khách hàng xuất nhập khẩu, xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay bổ sung để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phục hồi sản xuất kinh doanh, . …

Trong những năm qua, Agribank đã thực hiện 12 đợt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các đối tượng khách hàng, triển khai 5 gói tín dụng ưu đãi lãi suất trên toàn quốc, với lãi suất thấp hơn so với lãi suất cho vay thông thường từ 0,5-1,5%/năm và xem xét miễn giảm lãi cho doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn về tài chính, doanh nghiệp gặp thiên tai, dịch bệnh; áp dụng cơ chế miễn 100% lãi quá hạn;. . .  

Mới đây nhất, kể từ ngày 10/1/2018, Agribank tiên phong thực hiện giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ tối đa 6,5%/năm xuống còn tối đa 6,0%/năm và giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8%/năm xuống còn từ 7,5%/năm đối với các khách hàng là đối tượng ưu tiên theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh. Mức lãi suất cho vay vừa được điều chỉnh của Agribank đối với các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ hiện thấp hơn 0,5%/năm đối với lãi suất cho vay ngắn hạn theo Quyết định 1425/QĐ-NHNN ngày 7/7/2017 của Ngân hàng Nhà nước.Về chính sách phí dịch vụ: Agribank hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phí dịch vụ bằng chính sách tối ưu dịch vụ tài khoản, tiền gửi, tiền vay, quản lý dòng tiền, tài trợ thương mại và các sản phẩm, dịch vụ khác, . . . 

Với kinh nghiệm lâu năm và là đối tác tin cậy của trên 30 ngàn khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam cùng mạng lưới gần 1.000 ngân hàng đại lý; Agribank mở ra cơ hội hợp tác, kinh doanh nâng cao năng lực tài chính giữa các DN thông qua các cuộc hội thảo, tọa đàm, kết nối kinh doanh cùng nhau phát triển bền vững đóng góp hơn nữa cho qua trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Đến 30/6/2018, dư nợ tín dụng đối với DNNVV toàn quốc 1.402.890 tỷ đồng, tăng 4,48% so với cuối năm 2017, chiếm khoảng 21% dư nợ toàn nền kinh tế. “Có thể nói đầu tư tín dụng đối với DNNVV đã liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây và cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của các DNNVV đủ điều kiện vay vốn ngân hàng".

MỚI - NÓNG