EVN lọt top doanh nghiệp Nhà nước minh bạch thông tin nhất

EVN lọt top doanh nghiệp Nhà nước minh bạch thông tin nhất theo báo cáo của Tổ chức Hướng tới minh bạch.
EVN lọt top doanh nghiệp Nhà nước minh bạch thông tin nhất theo báo cáo của Tổ chức Hướng tới minh bạch.
TP - Báo cáo được thực hiện trên 3 nội dung: Công khai thông tin về các chương trình phòng, chống tham nhũng; minh bạch trong cấu trúc và tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp; công khai thông tin tài chính cơ bản theo cơ chế báo cáo quốc gia. Kết quả, EVN được vinh danh là doanh nghiệp nhà nước minh bạch thông tin nhất.

Tổ chức Hướng tới minh bạch (Towards Transparency - TT), cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International- TI) vừa đưa ra báo cáo đánh giá việc công bố thông tin của 45 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Báo cáo TRAC 2018), bao gồm 15 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), 15 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán và 15 doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp này được lựa chọn dựa trên Danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2017.

Báo cáo được thực hiện trên 3 nội dung: Công khai thông tin về các chương trình phòng, chống tham nhũng; minh bạch trong cấu trúc và tỷ lệ sở hữu của doanh nghiệp; công khai thông tin tài chính cơ bản theo cơ chế báo cáo quốc gia. Kết quả, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được vinh danh là doanh nghiệp nhà nước minh bạch thông tin nhất.

Việc Tổ chức Hướng tới minh bạch xếp EVN nằm trong top các doanh nghiệp nhà nước minh bạch thông tin nhất cũng hoàn toàn có cơ sở nếu đối chiếu theo những kết quả đánh giá độc lập của nhiều tổ chức uy tín khác nhau đánh giá về hoạt động của EVN thời gian qua.

Điển hình như cuối năm 2017, Nhóm nghiên cứu Doing Business của Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố kết quả đánh giá chỉ số Tiếp cận điện năng năm 2017 của Việt Nam đạt 78,69/100 điểm, tăng 32 bậc so với xếp hạng năm 2016 và đứng ở vị trí 64/190 quốc gia/nền kinh tế. Đây là năm thứ 4 liên tiếp chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam được cải thiện, tăng 92 bậc từ vị trí 156 năm 2013 về vị trí 64 năm 2017.

Chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam hiện nay được xếp hạng cao hơn một số quốc gia có kinh tế phát triển như Trung Quốc (98), Canada (105), Mexico (92), Israel (77), Hungary (110), Romania (147), Ukraina (128)...

Cũng theo ghi nhận của WB, số thủ tục tiếp cận điện năng của Việt Nam là tương đương so với các nước ở châu Á - Thái Bình Dương và các nước thuộc OECD (5 thủ tục); riêng thời gian thực hiện của Việt Nam tốt hơn đáng kể, ít hơn gần một nửa so với mức bình quân của các nước thuộc nhóm này (Việt Nam: 46 ngày, châu Á - Thái Bình Dương: 71,6 ngày, OECD: 79,1 ngày).

Xét về mức độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch giá điện thì Việt Nam được 6/8 điểm - tăng 3 điểm so với năm 2016 (năm 2016 là 3/8 điểm).

Khảo sát của WB cho thấy, EVN đã có nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ cho đến cung cấp dịch vụ điện ngày một tốt hơn theo hướng đơn giản và thuận tiện hơn cho khách hàng. Đến cuối năm 2017, 100% các dịch vụ cung cấp điện năng của EVN đều có thể thực hiện đăng ký trực tuyến.

Những năm gần đây, EVN sẵn sàng đón các đơn vị kiểm toán độc lập vào tiến hành kiểm toán hoạt động sản xuất - kinh doanh. Mới đây, tổ chức xếp hạng tín dụng thế giới Fitch Rating đánh giá cao sự lành mạnh tài chính của EVN và xếp hạng B+ đối với EVN. Công tác đấu thầu qua mạng cũng được triển khai rộng rãi đến tất cả các đơn vị thành viên và EVN được đánh giá là doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt công tác này.

Hàng năm, EVN cũng thuê đơn vị tư vấn độc lập đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng đối với 4 nhóm chỉ tiêu bao gồm 14 chỉ tiêu cụ thể được đặt ra để đánh giá chất lượng dịch vụ điện và sự hài lòng của khách hàng sử dụng điện. Kết quả thực hiện đánh giá của Tư vấn độc lập cho thấy, mức độ hài lòng của khách hàng bình quân toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tăng dần theo thời gian. Năm 2013 điểm bình quân là 6,45 điểm, năm 2014 là 6,9 điểm, năm 2015 là 7,27 điểm đến năm 2016 là 7,69/10 điểm và năm 2017 là 7,97 điểm.

Liên quan đến việc đấu thầu qua mạng, báo cáo của Bộ KH&ĐT cho thấy, trong số gần 23.000 gói thầu áp dụng đấu thầu qua mạng trên cả nước tính đến hiện tại, riêng EVN đã có hơn 11.000 gói, chiếm gần 50%. Các gói thầu trước đây của EVN chủ yếu ở quy mô nhỏ, nhưng gần đây các gói lớn cũng đã áp dụng đấu thầu qua mạng, trong đó, gói lớn nhất là gần 200 tỷ đồng. Tỷ lệ các gói thầu được các nhà thầu tham gia nhiều nhất trên mạng là các gói thầu thuộc lĩnh vực hàng hóa, do bản chất các gói thầu mua sắm hàng hóa rất phù hợp với hình thức đấu thầu này, dễ dàng xây dựng các web-form cũng như xây dựng các công cụ hỗ trợ quá trình đánh giá thầu.

Một khảo sát khác của VCCI cũng cho thấy, việc áp dụng hóa đơn điện tử, thanh toán online, tra cứu thông tin trên mạng… là những chuyển biến đáng ghi nhận. Theo ông Đậu Anh Tuấn- Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam, EVN thời gian qua đã tập trung cải cách thủ tục hành chính mạnh, quan tâm hơn đến nhu cầu của khách hàng. Các chương trình đánh giá sự hài lòng của khách hàng, các chương trình cải thiện chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng cũng nhận được phản hồi tích cực.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.