Giá xăng sẽ tạo “tương lai bất định” cho hàng không thế giới

2017 được dự báo là năm nhiều thách thức đối với ngành hàng không
2017 được dự báo là năm nhiều thách thức đối với ngành hàng không
Các dự báo về hàng không thế giới cho thấy một bức tranh không mấy khả quan trong năm 2017 và 2018. Nguyên do sau thời kỳ lãi lớn do nhiên liệu giảm, hàng không đang đối mặt với tình trạng giá xăng tăng trở lại. Trong khi lượng máy bay đã đầu tư để kích cầu ngày càng về nhiều, dư địa gia tăng khách hàng không còn quá rộng.

CAPA (Trung tâm nghiên cứu hàng không uy tín hàng đầu Thế giới) vừa đưa ra dự báo về thị trường hàng không. Theo dự báo này, tỷ suất lợi nhuận của ngành hàng không toàn cầu sẽ giảm dần trong 2 năm 2017 và 2018.

Cụ thể, con số tỷ suất lợi nhuận tăng trung bình 8,3% năm 2016 có thể là đỉnh của chu kỳ tốt nhất lịch sử 100 năm qua của hàng không thế giới. Trong khi đó, một tương lai “bất định, không lường và có thể là thua lỗ” được dự báo cho thị trường hàng không năm 2017. Hai nguyên nhân chính được chỉ ra gồm chiều hướng giảm lợi nhuận do giá dầu tăng và dư thừa máy bay.

Cũng theo báo cáo này, bất ổn định chính trị và kinh tế đang phủ đám mây đen lên ngành hàng không. Trong đó, sự kiện Brexit (Anh rời khỏi liên minh Châu Âu) được coi là có tác động tiêu cực. “Việc Tổng thống đắc cử Trump đảm bảo được mỗi một điều chắc chắn là ta không thể dự đoán được điều gì, ngoài nguy cơ rất cao của xung đột thị trường khu vực và thế giới” – CAPA đánh giá.

Trong nội tại ngành hàng không, việc giảm được chi phí do giá dầu giảm, các hãng hàng không có xu hướng lơ là kỷ luật kiểm soát chi phí. Giảm được gần nửa chi phí nhiên liệu khiến việc kiểm soát từng 2%-3% chi phí khác trở nên không quan trọng, khó thuyết phục nhân viên thi hành chính sách tiết kiệm.

Cũng theo trung tâm nghiên cứu hàng không này, giá dầu thấp năm 2016 là con dao hai lưỡi. Cầu tăng đều đều khiến giá vé “lao dốc” theo chi phí. “Vì vậy, khi giá vé thấp đẩy số lượng khách tăng trưởng khá mạnh, với tổng ghế suất trên 80%, tương lai không còn nhiều cơ hội để kích cầu thêm nữa” – dự báo nêu.

2016 cũng là năm tải cung ứng ồ ạt được các hãng hãng hàng đổ vào bằng cách mua máy bay mới, tăng giờ bay qua kéo dài sử dụng tàu bay cũ. CAPA đánh giá đây là một hệ quả nguy hiểm vì khó kéo giá vé cao lên lại khi chi phí (nhiên liệu) lên cao.

Phân chia theo khu vực, báo cáo của CAPA cho rằng, đa phần lợi nhuận trung bình tăng cao của hàng không toàn cầu năm 2016 là đóng góp của các hãng hàng không Mỹ. Châu Á, khu vực có tốc độ tăng trưởng thị trường cao nhất, có nhiều hãng hàng không mới lại là khu vực lợi nhuận thấp nhất. “Với xu hướng dường như ngày càng manh của sự đổ vỡ của các hãng hàng không quốc gia” – báo cáo của CAPA nêu.

Tại Việt Nam, kết quả khai thác phục vụ 2 tháng đầu năm 2017 với cao điểm Tết Đinh Dậu của VNA và các công ty thành viên, gồm Jestar Pacific Airlines và Cty Bay dịch vụ VASCO (gọi chung là VNA Group) tiến bộ vượt bậc với chỉ số đúng giờ 88%, tăng gần 10 điểm % so với năm trước trong bối cảnh hạ tầng quá tải, đặc biệt tại sân bay Tân Sân Nhất.

Tổng số khách vận chuyển của VNA trong 2 tháng qua vẫn tăng trưởng nhanh, khoảng 20%, nhưng đã chững hẳn lại so với kỷ lục 34% cùng kỳ 2016. Trong bối cảnh đó, VNA và các đơn vị thành viên đẩy mạnh khai thác các tuyến trọng yếu Hà nội – TP HCM– Đà Nẵng với thị phần áp đảo 64% - 67% và duy trì thị phần toàn mạng nội địa 61%. 

Tuy nhiên, những dự báo của CAPA phần nào đã có lý. Trong khi phần lớn các chi phí đầu vào khác khá ổn định, giá dầu tăng vọt so với 2 tháng đầu năm 2016 làm VNA tăng chi phí khoảng 300 tỷ đồng, ảnh hưởng khá lớn tới lợi nhuận khai thác.

Để ứng phó trước tình trạng này, VNA và VNA Group đang khẩn trương nghiên cứu các giải pháp đối phó với tình hình, trong đó trọng tâm là hợp tác với các hang hàng không trong liên minh toàn cầu như Skyteam nâng cao hiệu quả thị trường quốc tế nối mạng nội địa Việt Nam. VNA cũng tiếp tục khai thác hiệu quả thị trường quốc tế với mức tăng trưởng khách 14%.

Với việc khai thác đội máy bay thân rộng (10 máy bay B787, 6 máy bay A350, 6 máy bay A330 và 4 B777), 2 tháng đầu năm 2017 VNA quyết liệt giành thị phần vận tải hàng hóa nội địa tới 90%. VNA cũng đặt mục tiêu mở rộng khai thác hàng xuất khẩu góp phần tạo điều kiện hàng nông sản đi châu Âu, Nhật bản.  

Dự báo về thị trường hàng không quốc tế

2015

2016 (dự kiến)

2017 (dự báo)

2018 (dự báo)

Nguồn

dự báo

Giá dầu Brent (USD/Thùng)

52,3

43,6

57,4

59,8

Reuter

Tăng trưởng GDP Thế giới (%)

2,6

2,4

2,8

2,9

IMF

Tăng trưởng đội máy bay thế giới (%)

3,6

3,9

4,1

4,7

CAPA

Sản lượng vận chuyển thế giới RPK (%)

7,6

6,2

6,4

6,6

CAPA

Tỷ suất lợi nhuận hàng không toàn cầu (%)

8.0

8,3

7,4

6,6

CAPA

MỚI - NÓNG