Hiệu quả của phân bón Văn Điển dạng viên

Hiệu quả của phân bón Văn Điển dạng viên
TP - Theo ý kiến các nhà khoa học, có tới trên 20 nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu với cây trồng, mỗi chất có vai trò tác động riêng như: 

Chất Đạm (N) giúp cây trồng lớn nhanh, xanh tốt; chất kaly (K), ngoài chức năng sinh lý trong hoạt động quang hợp và vận chuyển các dòng nhựa trong cây, K còn điều tiết, cân đối các chất dinh dưỡng giúp cây trồng khỏe hơn; chất lân (P) cấu tạo phân từ cao năng ATP rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào, hình thành rễ, phân hóa mầm hoa…đặc biệt giúp cây trồng chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh bất thuận tốt hơn; chất vôi (Ca) đóng vai trò kích thích rễ cây phát triển, giúp hình thành các hợp chất tạo nên màng tế bào, làm cho cây trở nên cứng cáp hơn; chất ma nhê (Mg) tham gia vào quá trình quang hợp và hô hấp của cây, là chất hoạt hóa của nhiều enzyme rất quan trọng đối với mọi hoạt động sống của cây; chất si lic (Si) tăng cường cấu trúc cây trồng giúp cứng thân, dày lá, tăng sức chống đổ và chống chịu ngoại cảnh bất thuận như hạn, mặn, nóng, rét…; si líc còn hạn chế sự xâm nhiễm và gây hại của nhiều đối tượng sâu bệnh. Được cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng trên, cây trồng sẽ khỏe mạnh, chống chịu tốt với ngoại cảnh bất thuận, đặc biệt ngăn chặn sự xâm nhiễm và giảm thiểu tác hại của nhiều đối tượng sâu bệnh hại, cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Phân nung chảy Văn Điển, với 3 loại quặng: Apatít, Secpentyl, sa thạch. Công nghệ nung chảy đã cho ra sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18%, SiO2 24-32%, CaO 28-34%, và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… Sản phẩm này không tan trong nước nên không bị thất thoát do rửa trôi, bay hơi hay bị chất khác giữ bám; chỉ tan trong môi trường acid yếu do rễ cây tiết ra, được cây ăn từ từ trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển. Do không bị rửa trôi, phân cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ.

Cùng với chất Đạm, chất kaly, Cty sản xuất trên 60 loại sản phẩm NPK thích ứng cho từng loại cây trồng, trên từng chân đất, thích hợp từng giai đoạn sinh trưởng. Trước năm 2010, chủ yếu các loại phân phối trộn (loại 3 màu) như: NPK (6:11:2) và NPK (16:5:17) chuyên lót, thúc lúa, hoặc NPK 10:10:5, 5:10:3 chuyên bón lót, NPK 22:5:11 chuyên bón thúc cho nhiều loại cây trồng. Những năm gần đây, để phục vụ sản xuất nông nghiệp tốt hơn, cùng với sản phẩm truyền thống của nhà máy là phân lân nung chảy đa dinh dưỡng, bổ sung phân DAP, superphotphats và nhiều chất dinh dưỡng khác… sản xuất NPK dạng viên nén công nghệ cao tạo ra nhiều loại sản phẩm NPK dạng hạt 1 màu, vừa cung cấp dinh dưỡng ăn ngay, đồng thời vừa đảm bảo đầy đủ và cân đối dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cây trồng.

Một số NPK dạng viên được nông dân ưa dùng nhất hiện nay như: NPK 5:10:3 chuyên bón lót cho nhiều loại cây trồng; NPK 12:5:10, 12:8:12, 12:12:17  bón thúc cho nhiều loại cây. Tùy chân ruộng, giống cây trồng và năng suất thu hoạch mà chăm bón; Đặc biệt NPK 12:12:17 giàu chất K2SO4 thích hợp cho cây thuốc lá (sợi thuốc lá thơm, dẻo, tàn trắng… tiêu chí số 1 đánh giá chất lượng thuốc lá), đặc biệt cần cho cây hương liệu, rau cải, thuốc lá, chè, cà phê… và các vườn cây ăn quả như cam, nho, thanh long, nhãn, vải…. chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng thị trường quốc tế.

MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Xử phạt hơn 275.000 'ma men' chỉ trong quý 1
Xử phạt hơn 275.000 'ma men' chỉ trong quý 1
TPO - Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong quý 1, lực lượng Cảnh sát giao thông trên toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 1,03 triệu trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó, có hơn 275.100 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.