Mô hình lợi nhuận: Giải pháp nâng cao chất lượng y tế và giáo dục?

Mô hình lợi nhuận: Giải pháp nâng cao chất lượng y tế và giáo dục?
Hằng năm, Việt Nam “chảy máu” hàng tỷ USD cho việc đi du học, chữa bệnh ở nước ngoài. Để giữ được dòng tiền này - không cách nào tốt hơn là chúng ta phải xây dựng được những trường học, bệnh viện đạt chuẩn quốc tế. 

Trong điều kiện ngân sách khó khăn hiện nay, khối tư nhân có thể đảm đương tốt việc này, và mô hình phi lợi nhuận với mục tiêu hướng tới chất lượng đỉnh cao, thu hút các nhà khoa học hàng đầu là con đường tất yếu
Phi lợi nhuận – cam kết trách nhiệm của doanh nghiệp

Mặc dù đã khá phổ biến trên thế giới nhưng tại Việt Nam mô hình phi lợi nhuận còn mới mẻ và mới chỉ xuất hiện trong lĩnh vực giáo dục. Trong những năm gần đây, đã có rất nhiều nhà giáo dục ủng hộ sự ra đời của đại học tư phi lợi nhuận. Hiện đã có một số trường đại học tuyên bố phi lợi nhuận ở Việt Nam như Đại học RMIT, Đại học Fulbright (FUV)… Trong đó, RMIT là trường đại học 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam hoạt động theo cơ chế không vì lợi nhuận (điều này quy định rõ trong giấy phép thành lập trường), tất cả lợi nhuận được tái đầu tư phát triển trường chứ không chuyển về Úc. 

Gần đây, Đại học Fulbright (FUV) Việt Nam - mô hình trường đại học phi lợi nhuận đầu tiên - đã chính thức nhận quyết định thành lập từ UBND TP. Hồ Chí Minh và đang trong quá trình triển khai hoạt động.

Mô hình lợi nhuận: Giải pháp nâng cao chất lượng y tế và giáo dục? ảnh 1

Tuy nhiên, các trường này đều là trường ngoại. Trong nước đã có một số trường do DN Việt Nam công bố nhưng thực thi chưa thực sự được như cam kết.

Các chuyên gia cho rằng, lý do mô hình y tế, giáo dục phi lợi nhuận “nội” chưa phát triển là do khả năng huy động tài chính ở Việt Nam cho hai lĩnh vực này còn rất hạn chế. Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng chia sẻ, thực tế, các doanh nghiệp của Việt Nam đang ở quy mô nhỏ, lợi nhuận chưa cao, thậm chí bấp bênh. Vì vậy khó có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng với việc “trao tặng” tài sản cho xã hội như bỏ ra hàng trăm tỷ đầu tư bệnh viện, trường học mà không mong lấy lại lợi nhuận.

Điều này khác với các nước phát triển. Tại Mỹ, nhiều mạnh thường quân giàu có với tài sản tỷ đô, việc quyên góp vài chục, vài trăm triệu USD để xây dựng trường học, bệnh viện không phải là điều quá khó khăn.

Ngoài ra, ở Việt Nam cũng hiếm có trường học tư có khả năng cung cấp sản phẩm giáo dục có “chất lượng” để có thể thu hút các mạnh thường quân đầu tư, hiến tặng tài sản cho trường để phục vụ cho hoạt động giáo dục, đào tạo. Chính vì vậy, khi Vingroup công bố chuyển Vinmec và Vinschool sang mô hình phi lợi nhuận thì đây được kỳ vọng như một bước mở đường đột phá nâng cao chất lượng giáo dục và y tế ở Việt Nam. 

Theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học FPT chia sẻ: Thêm một đối tác mạnh quyết định đầu tư vào 2 lĩnh vực này đã là điều rất đáng hoan nghênh. Hãy coi đó như một cam kết đầy trách nhiệm của doanh nghiệp vì xã hội tại thời điểm này.

Quyết đinh này cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ các đối tác lớn của Vingroup. Ông Kiyoshi Nishimura, Tổng Giám Đốc Quỹ Bảo Lãnh và Đầu Tư Tín Dụng (Ngân hàng Phát triển Châu Á) nhấn mạnh: "Chúng tôi rất vui mừng khi thấy một trong các công ty chúng tôi hỗ trợ về phương diện huy động vốn đã tiên phong trong một hoạt động đáng khích lệ để đầu tư vào không chỉ một mà là hai lĩnh vực chiến lược trong lộ trình phát triển quốc gia của Việt Nam, là giáo dục và y tế. Hy vọng nghĩa cử này sẽ nâng cao nhận thức chung về tầm quan trọng của đầu tư cộng đồng và trách nhiệm xã hội của khối doanh nghiệp, và mở đường cho những đóng góp hơn nữa của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.”

Mô hình lợi nhuận: Giải pháp nâng cao chất lượng y tế và giáo dục? ảnh 2

Phi lợi nhuận để có lợi nhuận… tốt hơn

Giáo sư Jeremy Lim, Trưởng Bộ phận Khoa học Đời sống và Sức khỏe, Châu Á – Thái Bình Dương (Oliver Wyman) cho rằng, việc Vingroup chuyển đổi Vinmec thành một tổ chức phi lợi nhuận là một sự thay đổi chiến lược quan trọng phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này đặt Vinmec vào một vị thế thuận lợi để tập trung vào nhiệm vụ chính là mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cho người dân Việt Nam trên khắp cả nước.

Giáo sư Jeremy Lim phân tích thêm, sẽ là một quan niệm sai lầm nếu cho rằng các bệnh viện phi lợi nhuận hoạt động kém hiệu quả. Trong thực tế, các bệnh viện phi lợi nhuận thậm chí cần được vận hành tốt hơn cả các bệnh viện vì lợi nhuận bởi các bệnh viện phi lợi nhuận có các sứ mệnh quan trọng trong việc giảng dạy và nghiên cứu bên cạnh việc cung cấp dịch vụ y tế. Mayo Clinic, hệ thống chăm sóc sức khỏe phi lợi nhuận nổi tiếng thế giới đón tiếp 1,3 triệu bệnh nhân mỗi năm với doanh thu hơn 10 tỷ USD và lợi nhuận ròng hơn 500 triệu USD hàng năm.

Trong lĩnh vực giáo dục, không khó để nhận ra, trong vòng 10-20 năm tới, chắc chúng ta sẽ chưa thể có ngay nhiều trường học tư phi lợi nhuận đủ mạnh để cung cấp cho xã hội những sản phẩm giáo dục mang tính đỉnh cao mà thế giới đã làm lâu nay. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nếu có môi trường chính sách thuận lợi và với yêu cầu ngày càng khắt khe hơn từ phía người học, sự đòi hỏi của xã hội, sự dấn thân của các doanh nghiệp xã hội, Việt Nam sẽ dần hình thành những mô hình trường đại học phi lợi nhuận chất lượng để trở thành một lực lượng đối trọng và chia lửa với các đại học công tên tuổi.

Với những bước đi tiên phong của Vingroup, ông Rehan Anwer - Giám Đốc Điều Hành, Trưởng Khối Thị Trường Biên, Credit Suisse cho rằng “Bằng cách chuyển đổi mô hình Vinmec và Vinschool thành doanh nghiệp xã hội, Vingroup trở thành một tấm gương về mô hình doanh nghiệp có thể mang lại các đóng góp tích cực cho cộng đồng. Vinmec và Vinschool đang đi đầu trong việc phát triển chất lượng y tế và giáo dục tại Việt Nam, và hy vọng rằng các doanh nghiệp Việt Nam khác cũng sẽ hưởng ứng các phong trào xã hội như vậy.”

Ông Giám đốc Điều hành, phụ trách thị trường ĐNA, Quỹ đầu tư Warburg Pincus – đối tác đã rót 300 triệu USD cho Vingroup cho rằng “với việc 100% lợi nhuận sẽ được tái đầu tư vào nghiên cứu phát triển, trang thiết bị và hạ tầng,  là một bước đi chiến lược quan trọng của VinGroup. Bước đi này phù hợp với thông lệ quốc tế khi mà các công ty đóng góp cho cộng đồng và nó thể hiện rõ cam kết của VinGroup trong việc hỗ trợ ngành y tế và giáo dục của Việt Nam”.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.