Mỗi cán bộ, nhân viên Vietcombank đang làm ra lợi nhuận tiền tỷ

“Năm 2016, mỗi cán bộ chi nhánh Sở giao dịch tại Vietcobank làm ra lợi nhuận bình quân 2 tỷ/ người; còn tại chi nhánh Nam Sài Gòn, con số “cày” ra lãi là 1,8 tỷ đồng/người. Năm 2016, Vietcombank đạt lợi nhuận cao nhất hệ thống, thu nhập của CBCNV chắc chắn sẽ cao…” Thông tin được chia sẻ tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Vietcombank.

Ngày 7/1, tại Melia, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2017. Với điểm nhấn 2016 là năm thành công rực rỡ, rất nhiều CBCNV hệ thống ngân hàng đã được khen thưởng

Hai đầu tầu làm ra lãi tiền tỷ/người

Với thương hiệu và truyền thống lịch sử của Vietcombank, ông Phạm Quang Dũng- Tổng giám đốc Vietcombank nhấn mạnh đây là năm ngân hàng vui mừng trước kết hoạt động. Với lợi nhuận tốt nhất, theo ông Dũng, Vietcombank sẽ có mức thu nhập cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam

2016 là năm Vietcombank đạt kết quả lợi nhuận kỷ lục từ trước tới nay, sau hai năm tập trung dồn lực trích lập dự phòng rủi ro và xử lý vấn đề nợ xấu. Cụ thể, năm 2016, lợi nhuận trước thuế trước dự phòng của ngân hàng này đạt tới 14.605 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Dự phòng rủi ro đã trích 6.392 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế sau trích lập dự phòng theo đó đạt tới 8.212 tỷ đồng, tăng 23,4% so cùng kỳ, đạt 102,7% kế hoạch năm 2016. Với kết quả trên, các chỉ số sinh lời ROAA và ROAE của Vietcombank ở mức cao, tương ứng 0,9% và 14,2%.

Phát biểu ông Nguyễn Mỹ Hào- giám đốc chi nhánh sở giao dịch cho biết năm 2016 ngoài niềm vui lớn trong kết quả sản xuất kinh doanh nhưng với cán bộ Vietcombank  niềm vui chưa được trọn vẹn  vì chưa bán được cổ phiếu. về thành tích của toàn hệ thống đã là cao, tuy nhiên ông Hào cũng cho biết thêm, với lợi nhuận của sở giao dich là 1400 tỷ thì tính bình quân trên đầu cán bộ sở giao dịch của Vietcombank đã mang lại và đạt 2 tỷ/người. “Tại sở giao dich năm 2014- bình quân lợi nhuận chúng tôi làm ra 1,8/tỷ/người; chúng tôi sẽ phấn đấu 2017- 2,4 tỷ/người - tạo đột  phá trong toàn hệ thống.” ông Hào nói.

Tương tự, đại diện chi nhánh Nam Sài Gòn của Vietcombank cũng cho biết chi nhánh Nam Sài Gòn- TP HCM  đạt mức lợi nhuận làm ra 1,8 tỷ/ngườii. “ Kết quả điều hành có hiệu quả của tập thể ban lãnh đạo ; sự lao động miệt mài của . Lợi nhuận số 1 thì chất lượng bình quân số 1 ; lợi nhuận số 1 thì thu nhập cũng số 1.

Lập kỳ tích xử xong nợ xấu tại VAMC

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch HĐQT Vietcombank – ông Nghiêm Xuân Thành cho biết: 2016 Vietcombank là năm thành công trong xử lý nợ xấu với dấu ấn là ngân hàng tiên phong chính thức xử lý xong nợ xấu tại VAMC, (là ngân hàng một sổ không còn nội bảng, ngoại bảng. Vietcombank cũng là 1 trong 10 DN nộp ngân sách lớn nhất cả nước. Ông Thành cũng nhấn mạnh trong năm này giá cổ phiếu của Vietcombank (VCB) tăng cao gấp hơn 2 lần –2016  hiện chưa thực hiện được bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. “Điều vui mừng là Chính phủ đã cho phép giữ lại thặng dự và lợi nhuận để tăng vốn”, ông Thành thông báo.

Theo đó, tính đến ngày 31/12/2016, dư nợ nhóm 2 của Vietcombank đã giảm rất mạnh so với cuối 2015, giảm tới 21,5% tương ứng với 2.033 tỷ đồng; dư nợ xấu nội bảng là 6.787 tỷ đồng, giảm 309 tỷ đồng so với 2015 (giảm  khoảng 4,4%), tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 1,44%, giảm 0,4% so với cuối 2015. Và năm qua ngân hàng này đã thu hồi được 2.267 tỷ đồng nợ ngoại bảng.

Dư quỹ dự phòng rủi ro của Vietcombank đến cuối 2016 đã lên tới 8.202 tỷ đồng, bằng 121% tổng dư nợ xấu - dự kiến đây là tỷ lệ cao nhất trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Đáng chú ý, chất lượng và kết quả xử lý nợ xấu nói trên khá đặc biệt, khi toàn bộ nợ xấu bán cho VAMC hai năm trước đã được Vietcombank mua lại, đưa về một sổ để tự xử lý, và cũng là ngân hàng thương mại đầu tiên sạch nợ xấu tại VAMC.

Tuy nhiên, một hạn chế nổi bật tại Vietcombank, cũng như được đề cập nhiều tại khối ngân hàng thương mại nhà nước năm qua, là hệ số an toàn vốn (CAR) khó nâng cao, hoặc dự báo sẽ hạn chế trong tăng tổng tài sản.

Năm qua, Vietcombank đã tăng được vốn điều lệ từ tranh thủ nguồn lực của các cổ đông hiện hữu, qua chính sách cổ phiếu thưởng 35%, nhưng vẫn chưa thực hiện được kế hoạch tăng vốn từ bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.

Trong khoảng hai tháng cuối năm, Vietcombank đã nhanh chóng khắc phục hạn chế trên bằng phát hành thành công 8.000 tỷ đồng trái phiếu dài hạn, trong đó có 6.000 tỷ đồng được tính cho vốn cấp 2 để cải thiện hệ số CAR. Và đến cuối 2016, CAR đã ở mức 10,29%, cao hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước (tối thiểu 9%).

Mỗi cán bộ, nhân viên Vietcombank đang làm ra lợi nhuận tiền tỷ ảnh 1
Mỗi cán bộ, nhân viên Vietcombank đang làm ra lợi nhuận tiền tỷ ảnh 2
Mỗi cán bộ, nhân viên Vietcombank đang làm ra lợi nhuận tiền tỷ ảnh 3
Mỗi cán bộ, nhân viên Vietcombank đang làm ra lợi nhuận tiền tỷ ảnh 4
Mỗi cán bộ, nhân viên Vietcombank đang làm ra lợi nhuận tiền tỷ ảnh 5
Mỗi cán bộ, nhân viên Vietcombank đang làm ra lợi nhuận tiền tỷ ảnh 6

Xét về con số tuyệt đối, lợi nhuận Vietcombank có thể dẫn đầu toàn hệ thống ngân hàng năm 2016, dù quy mô vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản thấp hơn nhiều so với những thành viên lớn như Agribank, VietinBank và BIDV. Kết quả xử lý nợ xấu và kiểm soát chất lượng tín dụng giúp lợi nhuận của Vietcombank bền vững hơn, thậm chí ngân hàng này đang sở hữu lượng lớn “của để dành” ở dự phòng rủi ro mà cứ thu hồi được nợ xấu là hoàn nhập thẳng vào lợi nhuận thời gian tới.

 
MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.