Mỗi ngày Vinamilk chi bán hàng bình quân hơn 30 tỷ đồng

Mỗi ngày Vinamilk chi bán hàng bình quân hơn 30 tỷ đồng
Nếu như quý III/2008 Vinamilk chỉ cần chi 291,8 tỷ đồng cho chi phí bán hàng thì nay con số đã tăng lên gấp 10 lần. Quy mô doanh thu cũng đã mở rộng trong những năm qua. EPS 9 tháng của doanh nghiệp sữa này đạt 5.285 đồng/cp

Báo cáo tài chính quý III của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) công bố mới đây cho biết doanh nghiệp dẫn đầu thị phần sữa này đã chi tổng cộng 2.908 tỷ đồng cho hoạt động bán hàng. Bình quân mỗi ngày trong quý, Vinamilk chi bán hàng gần 33 tỷ đồng. Mức chi trên tăng 14,5% so với cùng kỳ và đạt mức kỷ lục mới về chi phí bán hàng trong quý III.

Tuy nhiên, chi phí bán hàng vẫn thấp hơn so với quý trước đó hay quý IV/2016 vốn là thời gian cao điểm cuối năm. Lũy kế 9 tháng đầu năm, chi phí bán hàng tăng hơn 10% lên 8.336 tỷ đồng. Trong đó, gần 6.950 tỷ đồng là chi phí dành cho hai hoạt động chính gồm quảng cáo, nghiên cứu thị trường và khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ bán hàng.

Đầu tư lớn cho quảng cáo, hãng sữa này mới đây đã đứng đầu trong bảng xếp hạng 10 quảng cáo ấn tượng nhất trên YouTube trong hơn 1 năm trở lại đây (7/2016 – 7/2017) trên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do Google công bố mới đây.

Chi phí bán hàng thường xuyên là khoản chi lớn của Vinamilk. Nếu như quý III/2008 Vinamilk chỉ cần chi 291,8 tỷ đồng cho chi phí bán hàng thì nay con số đã tăng lên gấp 10 lần. Quy mô doanh thu của doanh nghiệp sữa này cũng đã mở rộng nhanh trong thời gian qua.

Mỗi ngày Vinamilk chi bán hàng bình quân hơn 30 tỷ đồng ảnh 1

Riêng quý III/2017, doanh thu bán hàng đạt 13.293 tỷ đồng, tăng 8,9% so vói cùng kỳ và 38.690 tỷ đồng 9 tháng đầu năm, tăng 10,6%. Biên lãi gộp vẫn giữ ở mức cao, khoảng 47-48%. Thu nhập từ hoạt động tài chính cũng tăng đáng kể chủ yếu do được nhận thêm lãi tiền gửi. Kết quả là lợi nhuận sau thuế của Vinamilk riêng quý III tăng 5,8% đạt 2.693 tỷ đồng. EPS quý này đạt 1.669 đồng/cp.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của Vinamilk tăng 13,4% lên 8.549 tỷ đồng. EPS 9 tháng đạt 5.285 đồng/cp, tăng trưởng 12,5%. Với kết quả trên, Vinamilk hiện đã hoàn thành 87,8% kế hoạch chỉ sau 9 tháng.

Quy mô tài sản của doanh nghiệp sữa này đến 30/9 đã đạt 31.596 tỷ đồng, tăng thêm hơn 2.200 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, 1/3 tổng tài sản là tiền, tương đương tiền (668 tỷ đồng) và tiền gửi ngắn dài hạn (gàn 10.200 tỷ đồng). Cùng đó, Vinamik cũng nắm 190 tỷ đồng trái phiếu do HDBank phát hành nhận lãi suất hàng năm trên 8%.

Tồn kho thời điểm cuối quý III còn 3.676 tỷ đồng giảm 19%, chủ yếu do giảm mạnh nguyên liệu đầu vào. Phải thu trong khi đó tăng lên do cho khách hàng mua chịu. Tuy nhiên, Vinamilk cũng tích cực mua hàng trả chậm nhà cung cấp hơn so với thời điểm đầu năm với phải trả người bán tăng 30% lên 3.340 tỷ đồng.

Trong khi đó, vay nợ ngân hàng cả ngắn và dài hạn đều giảm mạnh từ 1.660 tỷ đồng xuống còn hơn 510 tỷ đồng. Vốn tự có của Vinamilk tiếp tục tăng nhờ lợi nhuận để lại. Hiện lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp sữa này đã tăng lên 6.547 tỷ đồng, tương đương 45% vốn điều lệ.

Thời gian này, cổ đông lớn nhất của Vinamilk là SCIC đang tiến hành chuẩn bị cho đợt bán đấu giá công khai 3,33% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Giá khởi điểm sẽ được công bố chính thức vào ngày mai, dự kiến sẽ gấp rất nhiều lần mệnh giá 10.000 đồng.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.