Nếu không bền vững, liệu CSR có thật sự ý nghĩa?

EKOCENTER đã góp phần tạo thu nhập cho người dân địa phương bằng chính sức lao động của mình
EKOCENTER đã góp phần tạo thu nhập cho người dân địa phương bằng chính sức lao động của mình
Hiện nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) không còn là một thuật ngữ lạ lẫm, tuy nhiên, khi thuật ngữ này phổ biến, lại phát sinh cụm từ “phát triển bền vững”. Nếu không bền vững, liệu các sáng kiến CSR có thật sự ý nghĩa?

Cuộc điều tra năm 2014 của Nielsen cho thấy, tới 73% số người được hỏi ở Việt Nam chấp nhận trả mức giá cao hơn cho các sản phẩm của công ty có uy tín về CSR. Đây là một yếu tố thị trường thuận lợi thúc đẩy các DN làm tốt hơn trách nhiệm xã hội của mình. 

Thế nhưng, thực tế, nhiều dự án CSR ra đời tại Việt Nam, nhưng số lượng DN duy trì hoạt động CSR bền vững chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì sao vậy? 

Doanh nghiệp xã hội (DNXH) là DN có khâu tổ chức và quản lý tương tự như các DN khác, nhưng với sứ mệnh phát triển xã hội, giải quyết các vấn đề tồn tại của xã hội như ô nhiễm môi trường, đói nghèo, bảo vệ người lao động, bình đẳng giới… 

Thông điệp của Hội đồng Anh trong Hội thảo Phát triển kinh doanh bền vững ở châu Á cũng khẳng định: “DNXH là một doanh nghiệp, không phải tổ chức từ thiện”. 

Vấn đề đặt ra là, làm sao mô hình CSR bền vững, khi thu không bù được chi, người yếu thế có thể làm chủ cuộc đời mình, chứ không phụ thuộc vào hỗ trợ bên ngoài? Họ cần “cần câu hay con cá”?  

Sau hơn 11 năm xuất hiện tại Việt Nam, đến nay cả nước có trên 300 DNXH đăng ký theo Luật DN, ngoài ra có hơn 22.000 đơn vị kinh doanh tạo tác động xã hội được ghi nhận. 

Năm 2019, chương trình Én Xanh do CSIP cùng UNDP, VCCI và VUSTA đồng tổ chức đã ghi nhận 161 đơn vị có sáng kiến kinh doanh vì cộng đồng, trong đó nổi bật là EKOCENTER - sáng kiến phát triển bền vững toàn cầu của Coca-Cola. 

Với sự hợp tác cùng các đối tác lớn như Intel, Microsoft, và các cơ quan như: Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam, Hội Nữ Doanh Nhân Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, 12 trung tâm EKOCENTER trên cả nước ra đời, vận hành theo mô hình DNXH. 

Mô hình này đã và đang tạo ra những giá trị tích cực cho cộng đồng địa phương, dựa trên việc cung cấp 4 ích lợi chính: xây dựng hệ thống xử lý và cung cấp nước uống sạch cho người dân, trao quyền cho phụ nữ trong kinh doanh, giáo dục cho phụ nữ và thanh niên kỹ năng kinh doanh, khởi nghiệp, tích hợp với các sáng kiến xử lý rác thải và năng lượng mới nhằm bảo vệ môi trường.

Chưa dừng lại ở đó, các EKOCENTER đang tập trung triển khai các hoạt động hỗ trợ nâng cao quyền kinh tế của phụ nữ qua việc tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ năng giúp chị em tự tạo sinh kế, tăng thu nhập, hỗ trợ gia đình và bản thân.  

Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam chia sẻ: “Khi phụ nữ phát triển thì xã hội sẽ phát triển, tôi tin điều đó và rất cảm ơn vì EKOCENTER không tạo ra để hỗ trợ vật chất một cách trực tiếp mà là bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng cho chị em theo phương châm “trao cần câu cho chị em tự kiếm cá hàng ngày” - đó chính là giá trị bền vững”. 

Đến nay, EKOCENTER đóng góp 36 tỷ đồng GDP, tạo ra 576 cơ hội việc làm cho người dân cả nước. Với những điều tích cực lan tỏa trong cộng đồng, EKOCENTER đã được vinh danh là một Én Xanh tiêu biểu năm 2019 vừa qua, góp phần tạo thêm động lực để Coca-Cola lan tỏa hơn nữa dự án ý nghĩa này. 

MỚI - NÓNG
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.