Ngân hàng MHB với sứ mệnh kép

Ngân hàng MHB với sứ mệnh kép
TP - Năm 1997, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) được “khai sinh” với sứ mệnh là phát triển kinh tế, phục vụ người dân, đặc biệt là người dân tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

> MHB miễn phí chuyển tiền lên đến 100%
> Ngân hàng MHB tung khuyến mãi lớn

Một trong những công trình an sinh xã hội tiêu biểu của MHB
Một trong những công trình an sinh xã hội tiêu biểu của MHB.

Vì lẽ đó MHB luôn dành sự quan tâm và đầu tư nhiều cho các hoạt động phát triển nông nghiệp nông thôn và các dự án an sinh xã hội hoặc những dự án có thể giúp thay đổi môi trường, cảnh quan đô thị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Chỉ tính riêng trong hai năm 2011-2012 thì tổng đầu tư tín dụng của Ngân hàng MHB vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã lên tới hơn 29,000 tỷ đồng.

Hưởng ứng chính sách của Nhà nước và Chính phủ đối với việc hỗ trợ phát triển các khu vực như Tây Nam Bộ, khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên, MHB đã đầu tư vào rất nhiều các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra diện mạo mới cho nông thôn ĐBSCL.

Đối với khu vực Tây Bắc và Tây nguyên, MHB đã đầu tư tín dụng khoảng 2,500 tỷ đồng cho 2 khu vực này, trong đó khoảng 40% là tín dụng trung dài hạn dành cho các dự án cơ sở hạ tầng như trường học, khu dân cư hoặc khu phức hợp thương mại và nhà ở, một số dự án sản xuất dược liệu hoặc vật liệu xây dựng như kính, gạch…phù hợp với đặc thù của một khu vực kinh tế đang phát triển.

Trong những tháng đầu năm 2013, Ngân hàng MHB đã nhanh chóng triển khai tài trợ cho các Công ty lương thực trên toàn quốc để thực hiện Chương trình Thu mua lúa gạo tạm trữ theo chỉ đạo của Chính phủ.

Ngân hàng đã cấp hạn mức hơn 800 tỷ đồng cho các Công ty lương thực trực thuộc Tổng Công ty lương thực miền Nam để thực hiện chương trình trên với lãi suất thấp nhất từ trước đến nay.

Bên cạnh việc tập trung nguồn vốn phục vụ các dự án, phương án phát triển NNNT, Ngân hàng MHB cũng đã dành nhiều nguồn lực để đầu tư vào hai lĩnh vực khác đó là giáo dục, đào tạo và y tế. Hai lĩnh vực này đã chiếm 10% tổng dư nợ toàn hệ thống của MHB.

Với những thành tích đã đạt được, dù nhỏ bé, nhưng Ngân hàng MHB tự hào với những gì mình đã làm được để đóng góp vào sự phát triển của những khu vực nông thôn, miền núi Tây Nguyên và tự hào khi thấy những công trình, dự án do MHB đầu tư luôn được người dân địa phương trân trọng và đánh giá cao.

Sau gần 15 năm hoạt động, MHB đã tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng khi thành lập nay lên mức 3.400 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 38.000 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đạt 16%.

Hệ thống mạng lưới rộng lớn được đánh giá trong top 10 ngân hàng dẫn đầu cả nước, với hơn 230 chi nhánh và phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh, thành trọng điểm trên cả nước đội ngũ cán bộ nhân viên lên đến 3.600 người.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG