Ngân hàng niêm yết có mức vốn hóa lớn nhất:

Ngoạn mục cuộc đua kết quả kinh doanh

Ngoạn mục cuộc đua kết quả kinh doanh
Với những khó khăn của những tháng đầu năm 2014, nhiều người còn hoài nghi kết quả kinh doanh của các ngân hàng trong năm 2014. Tuy nhiên, những số liệu kinh doanh tích cực đã dần được công bố trong những ngày đầu năm 2015 góp thêm niềm tin vào sự phục hồi của ngành ngân hàng cũng như khởi sắc của nền kinh tế.

Nhóm ngân hàng niêm yết có mức vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán (trừ Sacombank hiện chưa có thông tin) là Vietcombank (mã cổ phiếu VCB), Vietinbank , BIDV và MB đã công bố sơ bộ số liệu kết quả kinh doanh 2014 hầu hết đều đạt chỉ tiêu tại đại hội đồng cổ đông đặt ra.

Tổng tài sản đều đạt hơn 650 nghìn tỷ đồng

Đứng đầu về tổng tài sản vẫn là Vietinbank (mã cồ phiếu CTG) với 660 nghìn tỷ đồng. BIDV (mã cổ phiếu BID) với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản cao nhất trong ba năm trở lại đây là 18% đã gần đuổi kịp Vietinbank với tổng tài sản đạt 655 nghìn tỷ đồng.

Với mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống ấn tượng, dư nợ tín dụng của 4 ngân hàng có mức vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán tăng trung bình là 18%. Mức tăng này cao hơn tăng trưởng toàn ngành là 12,62% (tính đến ngày 22/12/2014).

BIDV là ngân hàng có quy mô dư nợ tín dụng cao nhất đạt 460 nghìn tỷ đồng. Huy động vốn trung bình của 4 ngân hàng tăng 20% so với cùng kỳ, cao hơn tăng trưởng huy động toàn ngành 15,15% (tính đến cuối tháng 12/2014). Vietinbank có quy mô huy động vốn cao nhất đạt 596 nghìn tỷ đồng.

Về tỷ lệ nợ xấu giảm dần và toàn ngành luôn nỗ lực giảm tỷ lệ nợ xấu, bốn ngân hàng khủng niêm yết trên thị trường chứng khoán đều có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Trong đó, BID và VCB giảm tỷ lệ nợ xấu so với 2013, BID giảm từ 2,3% xuống còn 1,8%, VCB giảm từ 2,7 xuống còn 2,3%. Đây cũng là hai ngân hàng được đánh giá là có chính sách tín dụng thận trọng và tuân thủ khá chặt chẽ các quy định phân loại tài sản.

BID ấn tượng với mức tăng trưởng LNTT 20%

Về lợi nhuận trước thuế, CTG tiếp tục dẫn đầu với lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 7.300 tỷ đồng mặc dù đang có xu hướng giảm kể từ 2012. VCB và MB có lợi nhuận giảm nhẹ trong khi BID lại gây ấn tượng với mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 20% so với năm 2013, đạt 6065 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong khi các ngân hàng khác đối mặt vấn đề ROE suy giảm trong những năm gần đây thì tỷ lệ ROE của BIDV cao và khá ổn định qua các quý, quanh mức 13-14%. Kết thúc năm 2014, ROE của BID là 14,4%, ở mức cao nhất kể từ năm 2011, cao hơn VCB và CTG lần lượt là 10,5% và 10,4%.

Thông tin chi tiết về hoạt động kinh doanh của các ngân hàng chưa được công bố cụ thể ngoài những thông tin là thế mạnh. Vietcombank cho biết, năm 2014 doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt hơn 48,1 tỷ USD, tăng gần 15,8% so với năm 2013. Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu đạt hơn 16,3%, tăng 0,7% so với thị phần năm 2013. Đây cũng là năm đầu tiên Vietcombank gia tăng thị phần thanh toán xuất nhập khẩu sau nhiều năm giảm sút do sự cạnh tranh của các ngân hàng khác.

Đại diện BIDV cho biết, lần đầu tiên trong ba năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ BIDV đạt 37%, huy động vốn bán lẻ có tốc độ tăng trưởng đạt 20%, đảm bảo cân đối hơn 51% nền vốn ổn định cho toàn hệ thống BIDV. Dịch vụ bán lẻ tăng trưởng tốt, đạt 24%; tỷ trọng thu dịch vụ bán lẻ/tổng thu dịch vụ đạt 21%; nền khách hàng cá nhân tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đạt mốc gần 6,5 triệu khách hàng. Thành công này khẳng định năng lực, vị thế thị trường và tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của BIDV.

Thu dịch vụ ròng của BIDV đạt 2.835 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2013. BIDV chắc chắn sẽ tiếp tục là một trong các ngân hàng có quy mô thu dịch vụ ròng dẫn đầu thị trường. Tính riêng 9 tháng đầu năm 2014, thu dịch vụ ròng của BIDV là 2020 tỷ đồng trong khi VCB là 1.032 tỷ đồng, CTG là 1068 tỷ đồng. Việc duy trì tỷ trọng thu dịch vụ ròng/tổng thu nhập lãi cao là tín hiệu tích cực thể hiện sự đa dạng hóa nguồn thu nhập của ngân hàng, đồng thời, đây cũng là xu hướng phát triển trong kinh doanh ngân hàng hiện đại.

Theo các chuyên gia phân tích, BID có các thế mạnh sau để giá có thể tăng. Bởi xét về các chỉ tiêu tài chính, năm nay kết quả kinh doanh của BIDV tốt hơn Vietinbank cả về tăng trưởng, huy động vốn; tăng trưởng tín dụng tốt hơn và tỷ lệ nợ xấu thấp hơn. Còn xét về khả năng mở rộng mạng lưới thì BIDV sáp nhập MHB là chuyện thú vị khi mà xu hướng bắt buộc phải sáp nhập các ngân hàng nhỏ, yếu kém vào ngân hàng lớn. Khi số ngân hàng giảm từ 34 xuống còn có 17 đến 18 ngân hàng thì mức độ cạnh tranh nội ngành cũng giảm. Trong khi đó, MHB lại có tỷ lệ nợ xấu thấp trong nhóm các ngân hàng yếu kém sẽ bị sáp nhập. Mặt khác, MHB có mạng lưới hoạt động bổ sung cho BIDV những nơi mà BIDV chưa chi nhánh, phòng giao dịch (ví dụ các vùng giáp danh biên giới gần cửa khẩu, hoạt động kinh Doanh khá sôi động). Xet về khả năng phát triển trong xu thế hội nhập, BIDV cũng có lợi thế rõ ràng khi hoàn thành kế hoạch lựa chọn cổ đông chiến lược.

Xét về khả năng mở rộng mạng lưới thì BIDV sáp nhập MHB là chuyện thú vị khi mà xu hướng bắt buộc phải sáp nhập các ngân hàng nhỏ, yếu kém vào ngân hàng lớn.
Kết quả kinh doanh 2014 của nhóm ngân hàng niêm yết
có mức vốn hóa lớn nhất 

STT

Ngân hàng

Tổng tài sản

(nghìn tỷ)

Tín dụng

Huy động

LNTT

(tỷ đồng)

Tỷ lệ nợ xấu

ROA

ROE

1

VCB

540

324

419

5680

2,3%

0,9

10,5

2

CTG

660

440

596

7300

1,1%

1,2

10,4

3

BID

655

461

502

6065

1,8%

0,8

14,4

4

MB

203

101

142

3003

2,73%

NA

NA

Nguồn: Số liệu ước tính 2014 do các ngân hàng công bố

MỚI - NÓNG