Những dấu ấn Sông Đà

Những dấu ấn Sông Đà
TPO -Từ công trình thủy điện Thác Bà đầu tiên, tới Thủy điện Hòa Bình lịch sử, rồi đến công trình thủy điện Sơn La vừa hoàn thành, những người thợ Sông Đà lại lên đường để xây dựng thủy điện Lai Châu.

Những dấu ấn Sông Đà

TPO -Từ công trình thủy điện Thác Bà đầu tiên, tới Thủy điện Hòa Bình lịch sử, rồi đến công trình thủy điện Sơn La vừa hoàn thành, những người thợ Sông Đà lại lên đường để xây dựng thủy điện Lai Châu.

Những dấu ấn Sông Đà ảnh 1
 

Ở một trong những công ty xây dựng đầu ngành như Tổng Cty Sông Đà, những thành quả vượt trội như vậy không được gọi là đích đến cuối cùng. Những người thợ ở đây không dừng lại và tận hưởng, mà luôn đặt ra những yêu cầu, mục tiêu cao hơn cho bản thân để xây dựng và trường tồn.

Xây dựng và câu chuyện trường tồn

Thủy điện Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á có công suất 2.400MW gồm 6 tổ máy với thời gian xây dựng đặt ra là 9 năm. Với năng lực và kinh nghiệm, cùng tên tuổi đã gây dựng trong suốt 50 năm, Tổng Cty Sông Đà được Chính phủ tin tưởng giao trọng trách làm tổng thầu xây dựng thủy điện Sơn La.

Từng thử sức xây dựng thủy điện Thác Bà, thủy điện Yaly, thủy điện Hòa Bình, nhưng với thủy điện Sơn La những người thợ Sông Đà dường như một lần nữa lại được thử thách ý chí, lòng quyết tâm để có thể vượt lên chính mình.

Nếu hoàn thành trọng trách, Sông Đà thêm một lần nữa chứng minh khả năng thi công được các công trình mang tầm vóc thế kỷ của đất nước, thể hiện được trình độ kỹ thuật của đội ngũ cán bộ công nhân, cũng như làm chủ được lĩnh vực công nghệ mới nhất của thế giới trong các công trình thủy điện, như hệ thống thi công đầm lăn.

Không chỉ là trách nhiệm, đó còn là sứ mệnh thiêng liêng. Dồn mọi nguồn lực, Sông Đà đã huy động những đơn vị mạnh nhất cả về con người, thiết bị, tài chính để tập trung cho công trình thủy điện Sơn La như,… Trong suốt 7 năm thi công công trình, Tổng Cty Sông Đà đã cùng các nhà thầu thành viên trải qua không biết bao khó khăn, vượt qua mọi hoàn cảnh để đưa công trình về đích. Cả 6 tổ máy đều đã hòa lưới điện quốc gia, Thủy điện Sơn La đã về đích sớm hơn 2 năm so với dự án đầu tư được phê duyệt, đồng nghĩa với việc cung cấp cho nền kinh tế quốc dân ngoài kế hoạch 20 tỷ KWh điện năng, tương đương giá trị 1 tỷ USD. Sự thành công này có được không thể thiếu vai trò quan trọng của tổng thầu Sông Đà.

Trao đổi với Tiền phong, ông Dương Khánh Toàn, Chủ tịch HĐTV Tổng Cty Sông Đà chia sẻ: việc thủy điện Sơn La hoàn thành sớm và vượt tiến độ so với nghị quyết của Quốc hội có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ khi thành lập Ban chỉ đạo Nhà nước công trình Thủy điện Sơn La với sự tham gia của nhiều bộ, ngành để kịp thời ban hành nhiều cơ chế đặc thù riêng cho thủy điện Sơn La. Bên cạnh đó là sự tham gia quyết liệt của các địa phương như Sơn La, Lai Châu và Điện Biên trong công tác giải phóng mặt bằng di dân tái định cư.

Về phía nhà tổng thầu, để hoàn thành công trình đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, Sông Đà đã huy động mọi nguồn lực từ các nòng cốt là Sông Đà 5, Sông Đà 6, Tư vấn Sông Đà. Đó là nguồn nhân lực hùng hậu là đội ngũ cán bộ tinh nhuệ và nhạy bén, bên cạnh thế hệ cán bộ giàu kinh nghiệm, từng trải là đội ngũ cán bộ trẻ giỏi về chuyên môn, năng động, sáng tạo. Sông Đà cũng đầu tư số tiền lớn lên tới một nghìn tỷ đồng để mua sắm máy móc thiết bị thi công tiên tiến, hiện đại nhất phục vụ thi công công trình thủy điện Sơn La.

Khác với những công trình thủy điện trước đó, Thủy điện Sơn La là nơi rèn luyện ý chí, lòng quyết tâm và cách làm của người Sông Đà. Đó là dự án cần phải đầu tư công nghệ mới tốn kém, doanh nghiệp cần phải tính tới hiệu quả khi đầu tư cho cả công trình. Trong khi đó, Sông Đà đang thực hiện cổ phần hóa nên việc cân nhắc mua sắm thiết bị càng phải kỹ lưỡng. Thậm chí có nhiều cuộc họp mời cả ban chỉ đạo nhà nước cùng dự để cùng giải quyết vấn đề khó khăn.

Với cách làm táo bạo, cuối cùng, Sông Đà cũng đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền bê tông đầm lăn trị giá 21 triệu USD đặt mua từ CHLB Đức. Lần đầu tiên cán bộ kỹ thuật và công nhân các lực lượng thi công của Sông Đà được tiếp cận với một dây chuyền tiên tiến hiện đại trên thế giới. Sự thông minh, nhạy bén của những người thợ đã làm nên thắng lợi kỳ vỹ tại một con đập khổng lồ mang tính kỹ thuật chất lượng cao, góp phần to lớn trong việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành toàn bộ công trình sớm trước dự định 3 năm, làm lợi cho quốc gia trên 20.000 tỷ đồng và giảm được hàng vạn ngày công lao động.

Vượt lên chính mình, Sông Đà cùng với các nhà thầu khác đã hoàn thành công trình thủy điện Sơn La vượt tiến độ trước 3 năm góp phần đưa thêm nguồn điện năng lớn hoà vào mạng lưới điện quốc gia còn hạn chế, cũng như điều tiết lũ, phục vụ tưới tiêu cho đồng bằng Bắc Bộ.

Nói về con số tiết kiệm từ việc vượt tiến độ được quy đổi ra khoảng 20.000 tỷ đồng, ông Toàn cho rằng, người được hưởng lợi đầu tiên chính là Nhà nước và người đại diện Nhà nước là chủ đầu tư (Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN). “Còn với chúng tôi, cái lợi lớn nhất là một lần nữa minh chứng hùng hồn cho bản lĩnh, trí tuệ của những người thợ Sông Đà được thể hiện qua nhiều yếu tố. Trước hết là khả năng học hỏi, làm chủ công nghệ cao, sáng tạo không ngừng, tạo đà cho việc thực hiện tốt mọi nhiệm vụ cho nhà tổng thầu Sông Đà trên công trình tiếp theo tại Thủy điện Lai Châu”, đại diện Sông Đà cho hay.

“Xét lại dự án này đem lại hiệu quả thì đến thời điểm này suốt quá trình thực hiện dự án mà chúng tôi tham gia tôi thấy rằng luôn luôn đảm bảo tiến độ. Phát điện tổ máy số 1 sớm 2 năm, hoàn thành công trình sớm 3 năm biến nguồn điện năng từ nguồn nước Sông Đà này, năng lượng điện phát ra có giá trị mỗi năm 450 triệu USD, 3 năm gần 1,4 tỷ USD. Đây là hiệu quả trông thấy. Thành công trong vai trò tổng thầu thi công xây dựng thủy điện Sơn La chính là Sông Đà đã đặ ra cho mình những yêu cầu mới, cao hơn trong việc xây dựng các thủy điện để chúng tôi tiến bộ ngừng và liên tục. Triết lý đơn giản này đã giúp thương hiệu Sông Đà ngày càng tỏa sáng, vươn xa và trường tồn”, ông Nguyễn Khánh Toàn chia sẻ.

Các thông số chính thủy điện Sơn La

Địa điểm xây dựng và cấp công trình: Công trình thủy điện Sơn La được xây dựng trên sông Đà tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Dự án là công trình trọng điểm quốc gia, được Quốc hội phê duyệt, là bậc thang thứ hai trên dòng chính sông Đà (trên là thủy điện Lai Châu, dưới là thủy điện Hòa Bình). Dự án có công suất 2.400 MW bao gồm 6 tổ máy với tổng mức đầu tư 60 ngàn tỷ đồng do tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư và tổng thầu là Tổng công ty Sông Đà.
Các khối lượng công việc chính:

Đào đắp đất đá: 14.663.000m3.

Bê tông thường (CVC): 2.400.000m3.

Bê tông đầm lăn (RCC): 2.690.000m3.

Lắp đặt thiết bị: 73.000 tấn.

Các nhà thầu tham gia thi công:

Các đơn vị trong TCty Sông Đà: Sông Đà 5; Sông Đà 6; Sông Đà 7; Sông Đà 9; Sông Đà 10; Sông Đà 11; Tư vấn Sông Đà và Cty CP Đầu tư & Thương mại dầu khí Sông Đà.

Các đơn vị ngoài TCty Sông Đà: TCty LICOGI; TCty LILAMA và TCty Xây dựng Trường Sơn.

Phạm Tuyên

Theo Quảng cáo
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.