Techcombank hiện thực hoá chiến lược 'khách hàng là trọng tâm'

Techcombank hiện thực hoá chiến lược 'khách hàng là trọng tâm'
Với những nền tảng phát triển được tạo lập trong những năm qua và sự ủng hộ, tin tưởng của các cổ đông, Ban lãnh đạo ngân hàng Techcombank tin tưởng ngân hàng có đầy đủ cơ sở để hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2016 và đạt mục tiêu chiến lược 2016 – 2020 trở thành ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

Ngày 23/4, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016 tại Techcombank Tower, 191 Bà Triệu, Hà Nội. Đại hội đã tổng kết hoạt động năm 2015 và  thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2016, cũng như các nội dung liên quan đến công tác điều hành và quản trị ngân hàng.

Tình hình kinh tế xã hội năm 2015 của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi đã giúp duy trì ổn định hệ thống ngân hàng. Môi trường kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của ngành có sự cải thiện rõ rệt như: thanh khoản dồi dào, tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể về mức dưới 3%, nhu cầu đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng gia tăng, đặc biệt là nhu cầu tín dụng.

Trong bối cảnh đó, Techcombank đạt được sự tăng trưởng vượt bậc, hoàn thành các mục tiêu tài chính quan trọng. Đây là kết quả đạt được trên cơ sở chiến lược kinh doanh bền vững, an toàn và hiệu quả, chú trọng đến các ưu tiên về: phát triển nguồn nhân lực, quản lý chi phí và quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế.

2015 - Kết quả kinh doanh ấn tượng

Theo đó, tổng tài sản toàn ngân hàng đạt: 191.994 tỷ đồng và đạt kế hoạch, tăng 9,1% so với năm 2014. Lợi nhuận trước thuế cả năm của toàn Ngân hàng đạt 2.037 tỷ đồng và đạt kế hoạch, tăng 43,8% so với năm 2014. Tổng huy động toàn Ngân hàng đạt 142.240 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2014 và đạt 105 % kế hoạch. Tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2015 đạt 127.387 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2014  và vượt kế hoạch đề ra.

Techcombank hiện thực hoá chiến lược 'khách hàng là trọng tâm' ảnh 1

Cụ thể, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu tới cuối năm 2015 đạt 14,74%, cao hơn nhiều so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước là 9%. Danh mục tín dụng được kiểm soát trong phạm vi khẩu vị rủi ro và biên độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu của Techcombank giảm từ 2,38% vào năm 2014, xuống còn 1,67% nhờ việc xây dựng và triển khai hữu hiệu hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, góp phần ngăn ngừa, kịp thời xử lý các vấn đề tồn tại phát sinh,

2016 - Bứt phá

Đại hội cũng thông qua định hướng, kế hoạch kinh doanh năm 2016. Trong năm 2016 – năm đầu tiên thực hiện chiến lược 5 năm (2016 – 2020), Techcombank xác định rõ ràng chiến lược “Khách hàng là trọng tâm” với việc tập trung vào các phân khúc khách hàng cụ thể, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để mang đến những giải pháp tài chính toàn diện. Bên cạnh đó, những ưu tiên về phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng dịch vụ được cam kết thực hiện sát sao nhằm hiện thực hóa chiến lược đã lựa chọn. 

Đại hội cũng thông qua mục tiêu năm 2016 với những chỉ tiêu tài chính cơ bản cụ thể: Tổng tài sản tăng trưởng 16%, huy động vốn tăng trưởng 21%, dư nợ tín dụng tăng trưởng 18%, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.543 tỷ đồng (tăng trưởng 74%).

Tại Đại hội, các cổ đông đều thống nhất dành toàn bộ lợi nhuận của năm 2015 vào việc tái đầu tư cho hoạt động kinh doanh, tiếp tục củng cố và phát triển ngân hàng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài của Techcombank.

Cũng tại Đại hội cổ đông năm 2016, Techcombank trình cổ đông về việc đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), và trình cổ đông việc Techcombank dự kiến niêm yết trên sàn chứng khoán theo quy định pháp luật.

Với những nền tảng phát triển của ngân hàng được tạo lập trong những năm qua và sự ủng hộ, tin tưởng của các cổ đông, Ban lãnh đạo ngân hàng tin tưởng có đầy đủ cơ sở để hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2016 và đạt mục tiêu chiến lược 2016 – 2020 trở thành ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

Nền tảng vững mạnh cho đà tăng trưởng

Techcombank là một trong số các Ngân hàng TMCP dẫn đầu về vốn chủ sở hữu hợp nhất với 19.375 tỷ đồng bao gồm trái phiếu chuyển đổi mà các trái chủ đã cam kết chuyển đổi thành cổ phiếu. Thế mạnh này tạo cho Ngân hàng nền tảng vững chắc, đáp ứng tiêu chuẩn Basel 2 và quy định của Ngân hàng Nhà nước về mức vốn tối thiểu.

Trong 5 năm qua, từ năm 2012 đến nay, Techcombank đã chủ động áp dụng mọi biện pháp nhằm kiểm soát và xử lý nợ có vấn đề. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ xấu của Techcombank ở mức 1,67%. Về cơ bản, Techcombank đã xử lý xong các vấn đề nợ xấu và chuyển sang giai đoạn phát triển bền vững, lành mạnh.

Techcombank tin tưởng kết quả tài chính của năm 2016 sẽ có những bước tiến vượt bậc, với mục tiêu lợi nhuận trước thuế trên 3.500 tỷ đồng. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc để Techcombank có khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập sâu của Việt nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian tới.

Tính đến hết 2015, tổng tài sản của Techcombank đã đạt 191.994 tỷ, đội ngũ nhân lực lên tới trên 7.600 người cùng sự tham gia điều hành của các chuyên gia nước ngoài, các cán bộ cao cấp giàu kinh nghiệm và mạng lưới rộng khắp với 313 chi nhánh và phòng giao dịch, hơn 1.200 máy ATM và 1.600 điểm giao dịch phục vụ  hơn 1,2 triệu khách hàng cá nhân có giao dịch, 16.066 khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, và 409 khách hàng doanh nghiệp lớn.

Trong thời gian qua, Techcombank đã vinh dự được nhận nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế, ghi nhận nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của mình như:  Ngân hàng tốt nhất Việt Nam từ tạp chí FinanceAsia, Ngân hàng tốt nhất Việt Nam từ tạp chí Alpha Southest Asia và Ngân hàng nội địa tốt nhất từ tạp chí the Assets và Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất Việt Nam từ tạp chí The Corporate Treasurer …

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.