Thành công từ hội thảo “Quản lý vốn và hệ thống dữ liệu rủi ro theo Basel II”

Toàn cảnh Hội thảoQuản lý vốn và hệ thống dữ liệu rủi ro theo Basel II
Toàn cảnh Hội thảoQuản lý vốn và hệ thống dữ liệu rủi ro theo Basel II
Ngày 6/10/2015, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội thảo “Quản lý vốn và hệ thống dữ liệu rủi ro theo Basel II”. Hội thảo do Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phối hợp với Ngân hàng Shinhan Bank đề xuất thực hiện, thể hiện vai trò chủ động, tiên phong của Vietcombank khi được chọn là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên triển khai Basel II tại Việt Nam.

Tham dự Hội thảo, về phía NHNN có Ông Phạm Huyền Anh - Phó Chánh Thanh tra giám sát ngân hàng (chủ trì hội thảo);Bà Nguyễn Thị Hòa - Phó Chánh Thanh tra giám sát ngân hàng, thành viên Ban Chỉ đạo triển khai Basel II;Ông Lê Trung Kiên - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng; các Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng các Vụ trong CQTTGSNH là thành viên thành viên Ban Chỉ đạo triển khai triển khai Basel II và Tổ Giúp việc triển khai Basel II.Về phía Cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc có Ông Lee, Ho-Seok - Trưởng văn phòng đại diện tại Hà Nội. Về phía Shinhan Bank Hàn Quốccó Ông Choi, Jae- Yeol - Phó Tổng Giám đốc, Phụ trách Phát triển kinh doanh toàn cầu; Ông Kim, Young-Bae - Phó phụ trách Bộ phận Quản lý rủi ro; Bà Lee, Eun-Ha -quản lý Bộ phận kỹ thuật rủi ro; Shinhanbank Việt Nam có Ông Heo, Young-Taeg, Giám đốc Điều hành; Ông Shin, Dong-Min, phụ trách khu vực miền Bắc, Giám đốc Chi nhánh Hà Nội; Ông Ryu, Je-Eun, phụ trách Bộ phận Quản lý Rủi ro…Về phía Vietcombank có Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Hội đồng quản trị, Phó trưởng Ban thường trực Ban Quản lý Chương trình triển khai Hiệp ước vốn Basel II tại Vietcombank.Ngoài ra, có đại diện của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Phạm Huyền Anh - Phó Chánh Thanh tra giám sát ngân hàng, NHNN cho biết: “Việc triển khai Basel II trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đến nay đã đi được chặng đường đầu tiên và đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. 

Từ bài học thực tiễn của các nước đã triển khai Basel II, để thực hiện các công việc trong thời gian tới theo kế hoạch, lộ trình đề ra, NHNN và các NHTM cần vượt qua thách thức trong quá trình triển khai thực hiện Basel II xuất phát từ những khó khăn do: khuôn khổ pháp lý liên quan (kế toán, tài sản đảm bảo…) chưa đồng bộ; Các thị trường chính thức chưa phát triển đầy đủ; Nguồn nhân lực và năng lực tài chính của các TCTD còn hạn chế; Bộ máy quản lý rủi ro hoạt động chưa thực sự hiệu quả; Cơ sở dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng được các yêu cầu quản lý theo Basel II.

Thành công từ hội thảo “Quản lý vốn và hệ thống dữ liệu rủi ro theo Basel II” ảnh 1

Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại Hội thảo

Để làm được điều này, NHNN sẽ tiếp tục ưu tiên thực hiện các giải pháp hỗ trợ các NHTM, nhất là 10 NHTM được lựa chọn thí điểm triển khai Basel II, trong đó hoạt động chia sẻ kinh nghiệm về triển khai Basel II với các ngân hàng nước ngoài sẽ được chú trọng triển khai theo định hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp và gắn liền với các nhiệm vụ, công việc trong từng giai đoạn của quá trình triển khai Basel II.

Xuất phát từ quan điểm này, NHNN đã phối hợp với Vietcombank và Shinhan Bank tổ chức hội thảo “Quản lý vốn và hệ thống dữ liệu rủi ro theo Basel II” để các ngân hàng tại Việt Nam có cơ hội chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm với các chuyên gia, cán bộ thực hành giàu kinh nghiệm của ngân hàng Shinhan Hàn Quốc, ngân hàng Shinhan Việt Nam về các vấn đềlà khó khăn, thách thức mà ngân hàng Việt Nam gặp phải khi triển khai áp dụng Basel II.

Thay mặt lãnh đạo NHNN, ông Phạm Huyền Anh cũng đánh giá cao sự tích cực và chủ động tham gia của NHNT, ngân hàng Shinhan Hàn Quốc trong việc chuẩn bị cho buổi hội thảo này”.

Phát biểu tại Hội thảo, Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Hội đồng Quản trị Vietcombank cho biết: VCB là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam có truyền thống trên 50 năm hoạt động. Ban Lãnh đạo Vietcombank đã đề ra chiến lược phát triển là đến năm 2020 sẽ trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam và là ngân hàng quản trị rủi ro tốt nhất. Chính vì thế, VCB đã chủ động và tích cực triển khai khi được chọn là 1 trong 10 ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam áp dụng Hiệp ước Basel II.

Đến nay, VCB đã hoàn tất dự án phân tích khoảng cách và phê duyệt lộ trình tổng thể thực hiện Basel 2, thành lập một cơ cấu tổ chức đồng bộ với sự tham gia từ lãnh đạo cao nhất là HĐQT, BĐH, bao gồm Ban chỉ đạo, Ban quản lý và đặc biệt là Tổ thư ký PMO cùng các BTK tiểu dự án thành phần. Vừa qua, VCB cũng đã hoàn thành việc tính toán và phân tích tác động QIS đúng thời hạn theo yêu cầu của NHNN.

Ngay trong tháng 9 vừa rồi, VCB đã rà soát và chuẩn hóa lại toàn bộ chức năng nhiệm vụ trong mô hình tổ chức từ HSC đến các chi nhánh theo yêu cầu của Basel 2 thiết lập 3 tầng bảo vệ, sự độc lập của bộ phận quản lý rủi ro, vai trò của hệ thống kiếm soát nội bộ và đặc biệt là nhận thức và trách nhiệm của HĐQT về quản lý rủi ro. Tiếp theo đây, VCB sẽ triển khai một loạt các dự án theo lộ trình đã định như chuyển đổi quy trình tín dụng theo hướng tập trung, xây dựng khung quản trị dữ liệu rủi ro, quản trị mô hình…

Về buổi hội thảo này, VCB đã tham gia đề xuất nội dung trên cơ sở nhu cầu thực tế, được NHNN cân nhắc lựa chọn và được phía Shinhan Bank chuẩn bị kỹ lưỡng. Đó là kinh nghiệm trong quá trình triển khai, các vấn đề về ICAAP và quản trị dữ liệu.Đây chính là những vấn đề hết sức cụ thể, cần thiết trong giai đoạn đầu triển khai Basel 2.

“Việc triển khai Basel II là một hành  trình liên tục, đòi hỏi nhiều nỗ lực, không chỉ là việc tính toán các chỉ số an toàn hoạt động, mà quan trọng là sự thay đổi về chất trong quan điểm và đổi mới mô hình quản trị của ngân hàng, nhằm hướng tới mục tiêu lành mạnh, bền vững, an toàn. Để thành công, ngoài nỗ lực của bản thân mỗi ngân hàng, sự chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của NHNN sẽ có vai trò quyết định” - Ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Trên cơ sở các nội dung trình bày của đại diện ngân hàng Shinhan, các đại biểu tham dự hội thảo đã đặt câu hỏi, thảo luận về các nội dung liên quan như: Nguyên tắc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý vốn nội bộ đầy đủ; Hệ thống quản lý rủi ro với các cấu phần: Triết lý và Nguyên tắc quản lý rủi ro; Quản trị rủi ro; Hoạch định vốn; Kiểm tra sức chịu đựng (Stress test); Đánh giá theo từng loại rủi ro; Ứng dụng quản lý và Văn hóa quản lý rủi ro trong quản lý & kinh doanh…

MỚI - NÓNG