Thoát nghèo nhờ kiều hối

Thoát nghèo nhờ kiều hối
TP - Trong khi thị trường bất động sản cả nước đóng băng, rớt giá thì vùng quê Tam Dị, huyện Lục Nam (Bắc Giang) giá đất không xuống và giao dịch vẫn nhộn nhịp.“ Tam Dị có được sự đổi thay này là nhờ hàng chục tỷ đồng/tháng nguồn kiều hối của hơn 2.000 người trong xã đi lao động xuất khẩu gửi về”- Phó Chủ tịch UBND xã Tam Dị Đào Văn Quảng khẳng định.

> Không nên thu phí ATM với người thu nhập thấp
> Nắm bắt kịp thời và đáp ứng đủ nhu cầu vốn vay “tam nông”

Ngồi trong căn nhà mái bằng mới xây bằng tiền con trai đang đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan gửi về, chị Nguyễn Thị Hồng thôn 12 xã Tam Dị chia sẻ: “Để có tiền cho con trai đi xuất khẩu lao động chị đã vay của Agribank chi nhánh Lục Nam 80 triệu đồng. Hiện nay, mỗi tháng cháu gửi tiền về được 10 triệu đồng, tôi cũng đang tính cho cháu thứ hai mới tốt nghiệp lớp 12 đi xuất khẩu lao động”.

Cùng chung niềm vui với với chị Hồng, anh Vi Văn Hải ở thôn Hồ Lao, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) nhận tiền do em trai đi lao động xuất khẩu gửi về từ Malaysia kể lại: “Cuối năm 2011 tôi đã may mắn trúng giải đặc biệt trị giá 50 triệu đồng của Chương trình rút thăm may mắn dịch vụ Western Union chi trả tại Agribank. Với số tiền hơn 7 triệu đồng của em trai đi xuất khẩu lao động gửi về, cộng với số tiền trúng giải đã giúp tôi có tiền để đầu tư sản xuất và mua thuốc để điều trị bệnh”.

Theo ông Đào Văn Quảng, nguồn kiều hối của lao động xuất khẩu gửi về đã giúp cho người nông dân xã Tam Dị đổi đời. Phong trào xuất khẩu lao động ở xã Tam Dị phát triển mạnh từ sau năm 1999, đến năm 2008, toàn xã có 200 người tham gia, năm 2009 có 130 người, chủ yếu sang các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Nga, đảo Síp...

Mức lương trung bình 700 - 1.500 USD/người/tháng. Hiện nay thị trường lao động xuất khẩu mở rộng sang Trung Đông và Ma Cao. Năm 2012 cả xã có 17.300 người thì có tới 2.000 người đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài.

Phó giám đốc Agribank chi nhánh Lục Nam Đỗ Văn Trọng cho biết, mặc dù bị ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, nhưng nguồn kiều hối vẫn tăng trưởng tính đến 30-11-2012 với 16.010 món với doanh số hơn 21 triệu USD,tăng 14,7% so với năm 2011.

Một điều đặc biệt ở làng kiều hối này, một xã có đến 4 thôn thuộc diện hỗ trợ của chương trình 135 mà giá bất động sản lại rất cao, trung bình một miếng đất từ 60 – 80 m2 tại trung tâm xã giá hàng tỷ đồng.

Mặc dù thị trường bất động sản đóng băng, nhưng tại xã Tam Dị các giao dịch bất động sản vẫn diễn ra nhộn nhịp, giá bất động sản vẫn giữ nguyên không giảm giá như các đây một vài năm.

“ Người dân xã Tam Dị đi lao động xuất khẩu có tiền gửi về ngoài việc xây nhà cửa, thì thường đầu tư mở cửa hàng, cửa hiệu để kinh doanh buôn bán, cũng có người khi có điều kiện thì muốn mua thêm đất ở quê cha đất tổ, đó cũng là lý do để giá đất ở trung tâm xã Tam Dị luôn cao”, ông Quảng chia sẻ.

Nguồn kiều hối đổ về địa phương đã giúp cho bộ mặt nông thôn ở Tam Dị thay da đổi thịt, tỷ lệ hộ đói nghèo trên 30% (năm 1990) xuống còn đến 19,7% (năm 2011).

Năm 2012, xã phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 19,1%. Góp sức cho sự đổi thay của xã Tam Dị, không thể không nhắc đến nguồn vốn của Agribank đã hỗ trợ kịp thời cho nhiều lao động đi xuất khẩu lao động.

Hiện tại, Agribank chi nhánh Lục Nam đang có dư nợ tại xã Tam Dị trên 50 tỷ đồng, với hơn 700 hộ khách hàng.

“Bên cạnh việc cho vay vốn, Agribank còn tư vấn hướng dẫn khách hàng đi xuất khẩu lao động để hướng dẫn các cách thức chuyển tiền về Việt Nam qua hệ thống Agribank…”, Phó giám đốc Agribank chi nhánh Lục Nam nhấn mạnh.

Theo Agribank chi nhánh bắc giang, doanh số chi trả kiều hối năm 2010 đạt: 55.518 ngàn usd, năm 2011 đạt 65.815 ngàn usd; 11 tháng năm 2012 đạt 72.114 ngàn usd. dịch vụ chi trả kiều hối tại Agribank chi nhánh bắc giang đã được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, chiếm 75% thị phần trên địa bàn tỉnh bắc giang và một trong chi nhánh có doanh số chi trả kiều hối lớn nhất trong hệ thống agribank. đặc biệt năm 2012, chi nhánh có 14 điểm giao dịch được tôn vinh trong câu lạc bộ 500 của công ty Western Union.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.