TKV cải thiện môi trường để phát triển bền vững

TKV cải thiện môi trường để phát triển bền vững
Việc cải tạo, phục hồi các bãi thải khai thác than mang ý nghĩa to lớn nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, tới đời sống người dân, phù hợp thực hiện mục tiêu tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”.

Theo thống kê của Ban Môi trường, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có tổng số 3.137ha cần phải cải tạo phục hồi môi trường tại các bãi thải mỏ. Chủ yếu là các bãi thải trong khai thác lộ thiên tập trung ở Hạ Long, Cẩm Phả như: Bãi thải Chính Bắc - Núi Béo, Nam Lộ Phong, Ngã Hai - Quang Hanh, Mông Gioăng - Đèo Nai, Đông Cao Sơn - Cọc Sáu… Các bãi thải lại có diện tích lớn, nằm ở độ cao từ 250-300m, được phân tầng khác nhau có độ nghiêng 30-40 độ, nằm xen kẽ với các khai trường, có dân cư sống bao quanh. 

  

Về lâu dài, những bãi thải sẽ làm biến động về mặt địa chất và gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên ở khu vực lân cận.
 
Từ thực tế đó, nhiều năm qua, TKV triển khai nhiều dự án trong việc cải tạo, phục hồi môi trường tại các bãi thải mỏ. Trong đó, việc thực hiện trồng cây xanh để cải tạo phủ kín các bãi thải, khai trường vừa hoàn thành việc khai thác. 

Đến nay việc cải tạo tại các bãi thải mỏ ở bãi thải Nam Đèo Nai; Nam Lộ Phong (Hạ Long) đã kết thúc 2/3 phần việc. Để tiếp tục hoàn thiện việc phục hồi các bãi thải, TKV giao cho Công ty TNHH MTV Môi trường - TKV trực tiếp đảm nhận, triển khai các dự án. 

Ông Tô Quốc Trị, Phó phòng Môi trường của Công ty TNHH MTV Môi trường mỏ, cho biết: Sau khi các đơn vị sản xuất than hoàn thành việc khai thác, toàn bộ bãi thải cũng như khai trường sẽ được Công ty đảm nhận và tiến hành san gạt mặt bằng theo phương pháp cắt tầng, hạ độ cao, xây dựng đê ngăn chắn dưới chân để ngăn chặn tối đa việc đất đá trôi chảy ảnh hưởng tới khu vực dân cư, sông suối. Sau khi tiến hành xong mặt bằng thì Công ty sẽ tiến hành trồng cây để phủ xanh bãi thải. 

Hiện nay cây keo được lựa chọn là cây trồng chủ yếu trên các khai trường, bãi thải vì đặc trưng của keo khoẻ có sức sống bền, chịu được điều kiện khắc nghiệt. Cây keo có tốc độ sinh trưởng nhanh sẽ sớm tạo độ mùn cho đất thuận lợi cho các thảm thực vật phát triển. Trong hai năm 2013-2014, Công ty đã san gạt, cải tạo môi trường trồng 50.000 cây keo tai tượng để phủ xanh trên các bãi thải Chính Bắc - Núi Béo và Nam Lộ Phong (Hạ Long) với tổng diện tích gần 70ha.
 
Bên cạnh đó, TKV còn hợp tác với các chuyên gia nước ngoài như Đức, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc trong công tác cải tạo phục hồi môi trường tại các bãi thải mỏ. Trong đó, có việc phối hợp với đối tác của Nhật Bản thực hiện việc phun cỏ tại các bãi thải để hồi sinh phát triển thảm thực vật bằng các loại cỏ Nhật, cỏ chíp để tạo thảm, phủ xanh gây mầu để tạo đà cho các loại cây phát triển sau này. Dự án này đang được khảo nghiệm với 0,7ha tại bãi thải của Công ty Than Núi Béo.
 
Để có nguồn vốn cải tạo môi trường, hàng năm TKV trích lập quỹ môi trường tập trung từ 1-1,5% chi phí sản xuất; đồng thời TKV cho phép các đơn vị thành viên chi 0,3-0,5% chi phí sản xuất cho công tác bảo vệ môi trường. Hiện nay, có 62/63 dự án khai thác mỏ của các đơn vị thành viên TKV có báo cáo đánh giá về tác động môi trường và quyết định phê duyệt cải tạo môi trường được thực hiện với tổng số tiền 456 tỷ đồng. 
 
Tuy nhiên, công tác cải tạo môi trường gặp không ít khó khăn do nguồn quỹ cải tạo lớn trong khi nguồn trích lại không đủ, chi phí kỹ thuật thiết bị, hiện chỉ thực hiện phủ xanh… Theo dự kiến đến năm 2018 Công ty than Núi Béo sẽ kết thúc khai thác, việc cải tạo môi trường trồng cây xanh, phủ kín sẽ hoàn thành sau đó khoảng 1-2 năm. 

Còn tại các mỏ khác, như: Cọc 6, Đông Cao Sơn, Hà Tu… thời gian khai thác sẽ kéo dài hơn dự kiến sẽ ngoài 2020. Lúc đó, việc cải tạo phục hồi môi trường sẽ tiến hành trong thời gian tiếp theo. Dự kiến năm 2020, TKV tiếp tục cải tạo phục hồi khoảng 837ha các bãi thải, khai trường kết thúc hoạt động với tổng số tiền 753 tỷ đồng. 

Do vậy, để thực hiện tốt công tác phục hồi môi trường do sản xuất than gây ra, ngành Than cũng mong muốn được Chính phủ cho phép trích một phần kinh phí trên số lượng than tiêu thụ để tăng nguồn quỹ bảo vệ, phục hồi môi trường trong sản xuất mỏ.

Theo Theo Báo Quảng Ninh
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.