Tương lai nào cho giao dịch truyền thống tại ngân hàng?

Ngành ngân hàng đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ bằng sự "lên ngôi" của dịch vụ ngân hàng điện tử. Liệu dịch vụ này có thể thế chân các giao dịch truyền thống tại quầy trong tương lai?

Điểm cộng của ngân hàng điện tử

Dựa trên những mặt hạn chế của hình thức giao dịch truyền thống tại quầy như: mất nhiều thời gian chờ đợi, di chuyển, phải kê khai nhiều loại giấy tờ,... ngân hàng điện tử đã ra đời và ngày càng nhận được sự tin dùng lớn từ khách hàng. Chỉ cần một chiếc điện thoại hay máy tính có kết nối Internet, mọi giao dịch tài chính đều được thực hiện chỉ qua vài thao tác đơn giản.

Không cần đến trực tiếp ngân hàng, không phải lo ngại thời tiết, thời gian, khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào từ ở nhà, cơ quan thậm chí là ngoài đường. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người sử dụng sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian cho mỗi lần thực hiện. Khách hàng không cần phải chờ đợi lâu mới đến lượt mình mà ngày càng chủ động hơn.

Chị Hoàng Mai (Hải Phòng) chia sẻ: "Từ ngày sử dụng dịch vụ Internet banking, việc chi tiêu, thanh toán, chuyển khoản với tôi đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Thậm chí, vừa chăm sóc con tôi vẫn có thể thực hiện các công việc này".

Tương lai nào cho giao dịch truyền thống tại ngân hàng? ảnh 1

Bên cạnh đó, nhờ có sự đầu tư lớn của các ngân hàng, việc sử dụng dịch vụ này ngày càng trở nên đơn giản và an toàn hơn. Còn nhớ, tại Việt Nam, những năm 2004, khi ngân hàng bắt đầu xuất hiện cụm từ "ngân hàng điện tử", các thao tác để sử dụng dịch vụ này còn khá rườm rà, mất nhiều thời gian, gây trở ngại lớn cho những khách hàng còn e ngại về khoản công nghệ. Thì nay, việc giao dịch đã được tối ưu hóa, nhiều công nghệ bảo mật đã được ứng dụng.

Không chỉ đem đến nhiều ưu thế hơn cho khách hàng, các ngân hàng cũng được "hưởng lợi" từ việc triển khai dịch vụ này. Mặc dù chi phí đầu tư công nghệ ban đầu tương đối tốn kém, bù lại ngân hàng sẽ giảm thiểu được việc đầu tư nhân lực dàn trải, không phải đầu tư địa điểm và các chi phí in ấn, lưu chuyển hồ sơ cho việc giao dịch truyền thống...

Ngân hàng tại Việt Nam đang làm gì?

Theo báo cáo mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường eMarketer (Mỹ), tính đến đầu năm 2014, Việt Nam có khoảng 5.3 triệu thuê bao internet, 121.7 triệu thuê bao di động, trong đó 30% là smartphone. Đó là tín hiệu đáng mừng cho ngành công nghiệp ứng dụng cao nói chung và ngân hàng điện tử nói riêng.

Rất nhiều ngân hàng tại Việt Nam đang "chạy đua" quyết liệt nhằm chiếm lĩnh thị phần về phía mình. Hầu hết các ngân hàng đều đã giới thiệu tới khách hàng loại hình dịch vụ này. Dẫu vậy, tùy thuộc vào quy mô và chiến lược phát triển mà mỗi ngân hàng lại đưa ra những sản phẩm khác nhau, đáp ứng từng yêu cầu cụ thể của khách hàng.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, ngân hàng BIDV đã tập trung phát triển công nghệ, áp dụng các biện pháp mã hoá bảo vệ dữ liệu giao dịch và tăng cường bảo mật bằng xác thực 2 yếu tố nhằm giúp các giao dịch an toàn hơn. Chuyển tiền qua BIDV Online/BIDV Mobile có tốc độ nhanh nhờ mạng lưới kết nối rộng, đa chiều.

Ngoài ra, việc gửi tiền trực tuyến qua BIDV Online cũng trở nên hấp dẫn hơn khi khách hàng vừa tiết kiệm thời gian ra quầy giao dịch mà lại được cộng thêm lãi suất. Ngân hàng này cũng đưa ra hàng loạt các chương trình khuyến mãi lớn, mới đây nhất là chương trình "Khám phá thế giới cùng BIDV e-Banking" diễn ra từ ngày 16/09 đến hết ngày 13/12/2014 với những giải thưởng giá trị là vé máy bay đi châu Âu, châu Á hay nội địa.

Nhìn chung, hiện nay các ngân hàng đang ngày càng gia tăng thêm nhiều tiện tích mới giúp khách hàng an tâm nhất khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử. Đây là kênh giao dịch được người tiêu dùng thông minh lựa chọn, đặc biệt đối với các thanh niên quen thuộc với công nghệ.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, ngân hàng BIDV đã tập trung phát triển công nghệ, áp dụng các biện pháp mã hoá bảo vệ dữ liệu giao dịch và tăng cường bảo mật bằng xác thực 2 yếu tố nhằm giúp các giao dịch an toàn hơn.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.