Tỷ giá đến cuối năm có biến động?

Tỷ giá đến cuối năm có biến động?
Ít ngày sau những thông tin tài chính ngân hàng không tích cực tác động đến tâm lý người dân khiến tỷ giá vượt mức 21.000 đồng/USD, thị trường ngoại tệ đã “lặng” trở lại. Tuy nhiên, với dư địa 2- 3% mà NHNN từng tuyên bố có thể sẽ điều chỉnh năm 2012 cùng với tính mùa vụ tăng nhu cầu sử dụng USD của doanh nghiệp, từ nay đến cuối năm, “sóng”USD có dậy?

Điểm nóng :

Tỷ giá đến cuối năm có biến động?

Ít ngày sau những thông tin tài chính ngân hàng không tích cực tác động đến tâm lý người dân khiến tỷ giá vượt mức 21.000 đồng/USD, thị trường ngoại tệ đã “lặng” trở lại. Tuy nhiên, với dư địa 2- 3% mà NHNN từng tuyên bố có thể sẽ điều chỉnh năm 2012 cùng với tính mùa vụ tăng nhu cầu sử dụng USD của doanh nghiệp, từ nay đến cuối năm, “sóng”USD có dậy?

Vay ngoại tệ, doanh nghiệp cần thận trọng
Vay ngoại tệ, doanh nghiệp cần thận trọng.

Tháng mùa vụ- có biến động?

Tuần từ ngày 3 đến – 8 tháng 9, giá USD niêm yết tại các NHTM tiếp tục ổn định quanh mức 20.810 - 20.840 đồng/USD mua vào và 20.870 - 20.880 đồng/USD bán ra. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tuần này giữ ở mức 20.828 đồng/USD, không đổi so với tuần trước đó. Trên thị trường tự do, giới kinh doanh khẳng định vẫn đang bám sát khối ngân hàng; giá bán ra ngày 10-9 ở mức 20.920 đồng/USD.

Ông Vũ Tuấn Giang - Giám đốc Công ty Sovina xuất nhập khẩu thương mại (Hà Nội) cho hay hàng năm vào thời điểm này công ty đã lên kế hoạch nhập hàng về và chuẩn bị phương án vay vốn ngoại tệ. Còn năm nay, tình hình là vẫn “nằm im” chờ. Lý do theo ông Giang bởi đầu ra của DN chưa được khơi thông “Chúng tôi vẫn đang phải nghe ngóng thị trường”- Ông Giang nói. Khảo sát tại một số DN thương mại khác, câu trả lời tương tự: kinh tế khó khăn nên trong kế hoạch sản xuất kinh doanh từ nay đến cuối năm, không đặt mục tiêu mở rộng. Nhiều DN khẳng định hiện vẫn chưa lên kế hoạch vay ngoại tệ.

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng những “phản ứng” trên vẫn chỉ là hiện tượng. Áp lực lên tỷ giá từ nay đến cuối năm theo ông Hiếu, là có thực và sẽ tăng dần. “Nhu cầu ngoại tệ cuối năm càng cao do nhiều DN cần ngoại tệ để để nhập hàng. Chưa kể, nhiều DN đang vay ngoại tệ đến thời điểm đó cũng phải cơ cấu nguồn trả nợ. Nếu không mua được ngoại tệ trong ngân hàng họ sẽ tìm mua ngoài thị trường tự do. Điều này sẽ vô hình tạo áp lực lên thị trường. Đồng với đó, có những khoản nợ của Chính phủ cuối năm phải thanh toán cho nước ngoài”- Từ những phân tích trên, TS Hiếu chỉ ra: “Không có gì đảm bảo tỷ giá sẽ không “bật lên” từ nay đến cuối năm. Một phần sức ép có thể đến từ việc gia tăng tín dụng ngoại tệ khi các ngân hàng cố đẩy tăng trưởng tín dụng”.

Cũng nói về tính thời vụ, TS Cao Sỹ Kiêm cho rằng, quan trọng nhất là phải giữ nhịp cung - cầu thị trường. Bởi đôi khi cung - cầu tốt nhưng những “đồn thổi” có thể dẫn đến thị trường hoảng loạn. Ông Kiêm khuyến cáo: “Ngoài việc tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối, nhất thiết NHNN quản lý chặt chẽ dòng tiền ra vào để kịp thời phát hiện hành vi sai trái xử lý. Bên cạnh đó phải có giải pháp mau lẹ kịp thời khi có đồn thổi thông tin không tích cực từ thị trường.”

Vay USD hay tiền đồng có lợi?

Lãi suất cho vay VND trung bình tại các ngân hàng từ 14 - 17%/năm, trong khi đó lãi suất cho vay USD chỉ khoảng 6%/năm. Ngay cả trong trường hợp tỷ giá biến động 2-3%, lãi suất cho vay cũng chỉ ở ngưỡng trên dưới 10% tính theo VND. Phân tích của giới làm tín dụng ngân hàng chỉ ra: so với vay VND, hiện vay USD vẫn có lợi hơn. Điều kích thích các DN chạy theo vay USD xuất phát từ chính tuyên bố của Thống đốc NHNN sẽ không để tỷ giá biến động quá 3% trong năm 2012, như một sự đảm bảo loại trừ rủi ro biến động tỷ giá.

Trưởng phòng kinh doanh vốn của một ngân hàng chia sẻ: thời gian qua, xuất hiện hiện tượng có DN không có nhu cầu thực sự nhưng vẫn vay USD rồi bán lấy tiền đồng gửi lãi suất cao hoặc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. “Nếu các DN này vay càng nhiều rủi ro càng lớn bởi họ có thể không lường hết được sự biến động của lãi suất, tỷ giá”- Vị này nhận định.

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần lớn nhận định: việc giữ được tỷ giá ổn định sát với diễn biến thị trường thời gian qua thực sự là một thành công của NHNN trong điều hành tỷ giá. Tín hiệu NHNN phát đi chắc chắn sẽ giúp DN hạch toán được bài toán kinh doanh chính xác, chủ động hơn. Nhưng, điều đó không đồng nghĩa với việc rủi ro tỷ giá của các DN là bằng 0. Vì trên thực tế, nhà quản lý chỉ cam kết giữ biên độ tỷ giá đến cuối 2012, trong khoảng thời gian còn lại không ai dám chắc tỷ giá chạy đúng như vậy, mà sẽ có biên độ dao động lớn tùy từng thời điểm, cung - cầu thị trường.

Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 của nhóm tư vấn chính sách vĩ mô đưa ra khuyến cáo: để tránh việc phá giá đồng nội tệ đột ngột như những năm qua, mấu chốt là phải để tỷ giá USD/VND biến động linh hoạt hơn theo nhu cầu thực của thị trường. “Có thể NHNN đặt ra mục tiêu tỷ giá bình quân trong năm không tăng quá 3% so với năm 2011, nhưng nên cho phép dao động trong năm cao hơn hoặc thấp hơn nữa để phản ánh tính mùa vụ của tỷ giá “- Nhóm nghiên cứu khuyến nghị.

Dự trữ ngoại hối quốc gia dự kiến đến cuối năm 2012 có thể đạt 12 tuần nhập khẩu. ( Báo cáo mới được cập nhật của CTCP Chứng khoán Bản Việt dự báo dự trữ ngoại hối đến cuối năm 2012 sẽ đạt khoảng 21-22 tỷ USD- PV). Bên cạnh, lượng kiều hối tiếp tục ổn định trong đạt 6 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm. Trong đó xuất khẩu và nhập khẩu được cân đối với nhau rất tốt trong 8 tháng đầu năm đưa thâm hụt thương mại của cả nước xuống chỉ còn 62 triệu USD. Theo NHNN, những thông tin tích cực này phần nào giảm áp lực lên sự mất giá của VND. 
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
Chủ tịch Cần Thơ yêu cầu kịp thời thay thế cán bộ 'đùn đẩy, sợ trách nhiệm'
TPO - Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có chỉ đạo tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp trên địa bàn thành phố. Trong đó, yêu cầu kịp thời thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm...