Vietcombank hướng tới ngân hàng số 1

Vietcombank hướng tới ngân hàng số 1
TP - Ngày 24/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank- VCB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2015. Rất nhiều mục tiêu lớn được ngân hàng đặt ra và kỳ vọng…

Lợi nhuận cao, trích lập dự phòng đủ

Tại Đại hội, các cổ đông đã nhất trí thông qua phương án năm 2015, ngân hàng đặt kế hoạch tăng 11,5% tổng tài sản lên 643 nghìn tỷ đồng; tín dụng tăng trưởng 13%; huy động vốn tăng 12%; tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5%. Lợi nhuận trước thuế dự kiến là 5.900 tỷ đồng, gần như tương đương 2014. Năm 2015, ngân hàng cũng lên kế hoạch chi trả cổ tức 10%. Phấn đấu đạt mức lợi nhuận trước thuế khoảng 5.900 tỷ đồng trên cơ sở đảm bảo trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ở mức 5.500 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2014.

Vietcombank sẽ chú trọng các tiêu chí tăng quy mô; an toàn có mạng lưới bổ trợ cho Vietcombank; tăng vốn. Vietcombank đang hướng tới ngân hàng số 1 cả về quy mô lẫn chất lượng.

Chủ tịch HĐQT Vietcombank ông Nghiêm Xuân Thành

Để đat được kết quả này, năm 2015, Vietcombank tập trung chú trọng công tác khách hàng, giữ ổn định và từng bước gia tăng thị phần của khách hàng truyền thống, chú trọng phát triển khách hàng mới; chú trọng phát triển quan hệ hợp tác với nhóm khách hàng FDI, nhóm khách hàng là công ty niêm yết, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và thể nhân.

Ngân hàng cũng tiếp tục công tác xử lý nợ xấu, thu hồi nợ trong toàn hệ thống, phấn đấu đạt kết quả thu hồi nợ ngoại bảng cao hơn năm 2014; kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5%.

Đặc biệt, Vietcombank phấn đấu tăng trưởng tín dụng cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành. Đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bằng dịch vụ khách hàng, bằng sản phẩm, kiên quyết không hạ chuẩn lãi suất cho vay, chú ý tăng trưởng đều trong kỳ thay vì tập trung vào cuối kỳ; giữ vững định hướng tăng trưởng tín dụng đối với cả khách hàng bán buôn và khách hàng bán lẻ tối thiểu >30%. Bên cạnh đó, ngân hàng tiếp tục tăng cường rà soát, đánh giá chất lượng tín dụng tại từng chi nhánh và toàn hệ thống, chỉ đạo sát sao các chi nhánh có chất lượng tín dụng thấp tập trung xử lý thu hồi xợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro và nợ đã bán cho VAMC. Ngân hàng cũng sẽ thường xuyên phân tích kết quả phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp chỉ đạo kiểm soát chất lượng tín dụng, đảm bảo kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2,5%.

Vietcombank cũng đang xây dựng phương án hợp nhất sáp nhập theo chủ chương đã được Hội đồng Đại hội cổ đông phê duyệt, tham gia quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng nhằm tăng quy mô và hiệp quả hoạt động của Vietcombank để thực hiện dịnh hướng đưa Vietcombank trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam.

Sẽ thoái vốn theo định hướng

Vietcombank hướng tới ngân hàng số 1 ảnh 1

Chủ tịch HĐQT Vietcombank ông Nghiêm Xuân Thành

Năm 2014, ngân hàng đạt tổng tài sản gần 577.000 tỷ đồng, tăng 23% so với 2013; dư nợ tín dụng tăng 17,7% đạt 326.000 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng tăng 27% đạt 424.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,31% trên tổng dư nợ. Lợi nhuận trước thuế 5.876 tỷ đồng, tăng 2,3% so với 2013. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) đạt 0,88%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 10,76%; hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt 11,61%. Về việc phân phối lợi nhuận 2014, ngân hàng có 4.475 tỷ đồng để phân phối. Sau khi trích lập các quỹ, ngân hàng sẽ chia cổ tức 10% bằng tiền mặt, tương đương dự chị khoảng 2.655 tỷ đồng.

Trao đổi với các cổ đông tại Đại hội, Chủ tịch HĐQT Vietcombank ông Nghiêm Xuân Thành cho biết: Về kế hoạch sáp nhập tổ chức khác, tại ĐHCĐ bất thường tháng 12 năm ngoái, ngân hàng đã xin ý kiến cổ đông cho chủ động tìm kiếm, hợp nhất, sáp nhập với TCTD khác khi có điều kiện. Đến thời điểm này, do phải tìm hiểu nên vẫn chưa có phương án nào cụ thể. Khi chính thức tìm được đối tác cụ thể thì sẽ thông báo cổ đông sau.

“Hiện Vietcombank có tham gia cổ phần ở một số tổ chức tín dụng (5 tổ chức tín dụng). Theo thông tư 36, một TCTD không được sở hữu ở quá 2 tổ chức tín dụng và không vượt quá 5% nên thời gian tới Vietcombank sẽ thoái vốn, giảm dần sở hữu ở TCTD khác theo định hướng của NHNN.”- Chủ tịch Nghiêm Xuân Thành nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.