Vinamilk- Dấu ấn 4 thập kỉ sáng tạo

Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam của Vinamilk trồng cây tại Hà Tĩnh.
Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam của Vinamilk trồng cây tại Hà Tĩnh.
TP - Chiếm lĩnh vị trí số 1 ngành sữa Việt Nam, lọt top 100 công ty giá trị nhất ASEAN, vị trí vững chắc hiện nay mà Vinamilk có được chính là nhờ các phong trào thi đua gắn với người lao động và phù hợp với chiến lược phát triển, bà Mai Kiều Liên, TGĐ Công ty CP Sữa Việt Nam cho biết.

Gần 4 thập kỉ đổi mới cách nghĩ, sáng tạo cách làm

Bà Mai Kiều Liên chia sẻ: Giai đoạn 1976 khi mới thành lập, Vinamilk gặp muôn vàn khó khăn: thiếu thốn về máy móc thiết bị, công nhân kỹ thuật, nguyên liệu cho sản xuất phải nhập khẩu hoàn toàn trong khi không chủ động được nguồn ngoại tệ mạnh. Vấn đề đặt ra là: Làm sao để phục hồi sản xuất, tiếp cận nguồn nguyên liệu giá rẻ tiến tới chủ động nguyên liệu. Trong bối cảnh đó, phong trào thi đua đổi mới cách nghĩ, sáng tạo trong cách làm đã trở thành cứu cánh cho Vinamilk.

Thay vì sử dụng phương án do doanh nghiệp nước ngoài đề xuất, đội ngũ nghiên cứu của Vinamilk đã phối hợp với các nhà khoa học trong nước phục hồi nhà máy, giúp tiết kiệm cho Nhà nước 2,7 triệu USD, một số tiền khổng lồ thời bấy giờ. 

Không trực tiếp nhập khẩu, Vinamilk đã chủ động liên kết với công ty xuất nhập khẩu Seaprodex lấy ngoại tệ nhập nguyên liệu, từ đó mở rộng sản xuất tăng tích lũy nhằm đổi mới công nghệ.

Và để chủ động nguồn nguyên liệu, Vinamilk đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khởi xướng phong trào chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam. Với mô hình liên kết với người nông dân mở rộng vùng chăn nuôi, đồng thời tự mình hình thành các trang trại chăn nuôi bò sữa từ Bắc chí Nam, trong 5 năm 2011-2015,Vinamilk đã nâng tổng đàn bò từ 3.000 con (từ năm 1991) lên tới hơn 120.000 con (năm 2015), cho sản lượng sữa 200 triệu lít sữa/năm; lắp đặt 91 trạm thu mua đảm bảo nhiệt độ lạnh bảo quản sữa  trên khắp cả nước; thu mua của 7.827 hộ nông dân 821.819 tấn sữa nguyên liệu với tổng giá trị thanh toán 9.818 tỷ đồng. Nhờ đó, Vinamilk đã chủ động được nguồn nguyên liệu sữa cho sản xuất, quyền lợi người chăn nuôi bò sữa cũng được mở rộng.

Sau khi đã ổn định sản xuất, Vinamilk bắt đầu tính tới chuyện xây thương hiệu và tri ân cộng đồng. Liên tiếp những “sáng tạo khẳng định thương hiệu Việt, hướng tới mục tiêu Vinamilk - Doanh nghiệp vì cộng đồng” đã ra đời.

Bắt đầu từ năm học 2002 - 2003, Quỹ học bổng “Vinamilk - Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam” với phạm vi chỉ 30 tỉnh, thành trong thời gian đầu tiến tới 63 tỉnh, thành cả nước, đã bền bỉ đem đến cho các em học sinh tiểu học trên toàn quốc hơn 34 ngàn suất học bổng, tượng trưng cho hơn 34 ngàn tấm gương sáng vươn lên trong học tập và rèn luyện với tổng giá trị khoảng 19 tỷ đồng.

Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam” ra đời năm 2008 đến nay đã tiếp cận hơn 333.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam, đem tới cho các em gần 26 triệu ly sữa miễn phí, tương đương khoảng 94 tỷ đồng. Không chỉ đóng góp trên 170 tỷ đồng cho các hoạt động bảo vệ môi trường trong gần 4 thập kỉ, Vinamilk còn có sáng kiến lập Quỹ 1 triệu cây xanh dành cho Việt Nam từ năm 2013. Ngân sách thực hiện chương trình tính đến nay đạt 5 tỷ đồng.

Trở thành thương hiệu dẫn đầu ngành sữa Việt nhưng tập thể Vinamilk không ngủ quên trên chiến thắng. Công ty không ngừng đầu tư khoa học công nghệ, thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật để tăng hiệu quả kinh doanh.

Vinamilk- Dấu ấn 4 thập kỉ sáng tạo ảnh 1

Thủ tướng John Key trao giải thưởng New Zealand ASEAN cho bà Mai Kiều Liên - Tổng giám đốc Vinamilk

Trong 5 năm qua, Vinamilk đã đầu tư hơn 6.500 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có để hiện đại hóa máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất. Nhiều dây chuyền tinh chế hiện đại có xuất xứ từ các nước công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan... được lắp đặt cùng với các chuyên gia hàng đầu thế giới hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ. Các chủng loại sản phẩm, các sản phẩm đều đạt chất lượng cao, được các tổ chức quốc tế kiểm định.

Ngôi vị số 1 & khát vọng chinh phục thế giới

Bà Mai Kiều Liên cho biết: Các phong trào thi đua trong suốt 40 năm qua  đã giải phóng nguồn lực con người, giúp Vinamilk luôn đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Trong 10 năm trở lại đây kể từ khi cổ phần hóa, doanh số trung bình Vinamilk tăng trên 20%/năm; Lợi nhuận tăng 15%/năm; Nộp ngân sách nhà nước trung bình trên 3.000 tỷ/năm. Tổng giá trị nộp ngân sách nhà nước từ sau khi cổ phần hóa năm 2003 đến nay đạt trên 22 ngàn tỷ đồng, tương đương 1,1 tỷ đô la Mỹ. Công ty vươn lên Top 100 công ty giá trị nhất Đông Nam Á, Top 300 doanh nghiệp của châu Á (Top 100 ASEAN và Top 300 ASIAN) và Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam.

Với các sản phẩm chất lượng, đa dạng như sữa tươi; sữa đặc; sữa chua các loại; sữa bột và bột dinh dưỡng cho trẻ em... đã giúp Vinamilk vươn lên vị trí dẫn đầu ngành sữa Việt Nam.

 Đặc biệt ở thị trường ngoài nước, với việc vượt qua 15 hãng sữa danh tiếng trên thế giới để cung cấp sản phẩm sữa cho thị trường Iraq bằng lợi thế của chất lượng sản phẩm, giá cả và uy tín vào năm 2005, Vinamilk tiếp tục thắng thầu, nhiều lần thực hiện hợp đồng cho các đối tác tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có các thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Đức, Canada...

Phát biểu trong Báo cáo điển hình tại Đại hội Thi đua yêu nước Toàn quốc tháng 12/2015, bà Mai Kiều Liên chia sẻ: “Nhân dịp này, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ công nhân viên Vinamilk đã hưởng ứng các phong trào thi đua do tôi và Ban lãnh đạo Công ty phát động, giúp chúng tôi chèo lái vững vàng con thuyền Vinamilk qua những dấu mốc quan trọng. Đó là: Đầu tư vùng nguyên liệu từ rất sớm năm 1991; tái cấu trúc Vinamilk năm 2003, đưa công ty niêm yết thành công trên thị trường chứng khoán năm  2006; mục tiêu đưa Công ty lọt vào Top 50 doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất thế giới trong thời gian tới”.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.